Hiện nay với việc thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam giúp Việt Nam thu được nhiều lợi ích về cả kinh tế và xã hội. Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam đã khó, tuy nhiên làm thế nào để giữ chân các nhà đầu tư cũng là vấn đề cần được Nhà nước quan tâm. Không thể phủ nhận nhiều tác động tích cực mà các doanh nghiệp nước ngồi mang lại cho Việt Nam trong thời gian qua. Đó là giải quyết cơng ăn việc làm cho hàng triệu người dân Việt Nam, bên cạnh đó giúp nhà nước có được nguồn thu thuế lớn hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao và nhập siêu trong những năm gần đây.
Panasonic là Công ty đầu tư lớn ở Việt Nam với 7 Công ty con đang hoạt động khá tốt. Hàng năm Cơng ty này đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam là khơng nhỏ. Để đạt được những con số ấn tượng về đóng góp của các doanh nghiệp tại Việt Nam, Chính phủ cũng như các Bộ ngành liên quan đã nỗ lực giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Song bên cạnh đó vẫn cịn nhiều vướng mắc mà các doanh nghiệp còn gặp phải mà Nhà nước cần giải quyết kịp thời để thu hút được đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn nữa:
Mặc dù Nhà nước đã tạo điều kiện tối đa trong xuất khẩu hàng hóa, song vẫn cần cắt giảm một số thủ tục hải quan rườm rà liên quan đến xuất nhập khẩu linh kiện nhằm giải quyết nhanh gọn cho hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc khai báo hải quan điện tử cũng cần được Nhà nước quan tâm, làm sao để việc khai báo được nhanh chóng và kịp thời.
Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề được Công ty quan tâm. Hiện Công ty sử dụng khoảng 35.000 lao động làm việc Đông Anh, Hà Nội. Một nửa trong số này đến từ các địa phương khác, rất nhiều trong số này trong độ tuổi lập gia đình. Do đó họ chỉ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất khó đảm bảo được sự vận hành liên tục của nhà máy. Vì vậy, Nhà nước cũng nên có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mmoi trường tốt nhất cho người lao động, để họ n tâm gắn bó với cơng việc, từ đó góp phần thực hiện các mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Ngành hàng công nghiệp điện tử đang là một trong những ngành hàng được tiêu dùng và có xu hướng phát triển mạnh. Đi cùng với xu hướng phát triển đó, Cơng ty Panasonic là doanh nghiệp đã thực hiện thành công trong lĩnh vực phát triển các ngành hàng điện tử trong đó mạnh nhất là các linh kiện sản xuất ô tô, điện thoại thông minh, các
mặt hàng điện tử gia dụng. Với lợi thế là Công ty tiên phong cho việc kinh doanh ngành hàng điện tử, đến nay Cơng ty đã có nền tảng vững mạnh cùng nhiều thị trường tiêu thụ tiềm năng. Trong nhiều năm qua Công ty vẫn luôn chứng tỏ là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả, ln phát huy được thế mạnh của mình để đưa Cơng ty đi lên thuận lợi. Đưa kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao hàng năm, góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận, đồng thời giải quyết được việc làm cho hàng nghìn con người ở các quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh đó để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và tìm ra cho mình những giải pháp nhằm tăng giá trị xuất khẩu hàng năm cao hơn để hoạt động xuất khẩu ngày một phát triển hơn nữa. Trong tình hình nền kinh tế cịn khó khăn, các doanh nghiệp cạnh tranh cịn nhiều, để đưa hàng hóa của Cơng ty vào các quốc gia khác với áp lực cạnh tranh từ Công ty nội địa hay các Công ty nước ngồi khác là một điều khơng dễ. Tuy nhiên với các giải pháp trên đây mà Công ty áp dụng đã mang lại những kết quả kinh doanh tốt và luôn mang lại hiệu quả cao.
Với những kiến thức mà tác giả đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập ở Công ty, trong bài chuyên đề thực tập này, tác giả chia thành ba chương lớn:
Chương 1: Tác giả nêu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty.
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, chức năng các phòng ban. Mặt khác, trình bày được đặc điểm ngành hàng mà Cơng ty kinh doanh, qua đó tìm hiểu về thị trường hàng, đặc điểm khách hàng.
Chương 2: Tác giả phân tích tình hình kinh doanh của Cơng ty qua những năm
gần đây được thể hiện rõ qua bảng số liệu và biều đồ. Qua đó cũng phân tích được cơ cấu ngành hàng và thị trường tiêu thụ.
Chương 3: Tác giả nêu lên những định hướng nhằm phát triển hoạt động xuất
nhập khẩu của Cơng ty, qua đó nêu lên những giải pháp để thực hiện những định hướng này.