Các cấp độ của năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2.2.Các cấp độ của năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) được xét dưới ba góc độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

- Năng lực cạnh tranh quốc gia hay năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế được hiểu là thực lực và lợi thế mà nền kinh tế hay Quốc gia đó có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của mình và cho Quốc gia mình.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Đó là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ, vì vậy ta cần phải phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể trên thị trường. Nền kinh tế chỉ có năng lực cạnh tranh ngày càng cao khi có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao khi có nhiều hàng hoá có năng lực cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá là cơ sở, điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế Quốc gia.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (Trang 31 - 32)