Nguồn lực con người

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (Trang 59 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Nguồn lực con người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của VASS đã có những sự thay đổi phù hợp hơn, và được phân ra rõ ràng giữa khối kinh doanh và khối quản lý. Sau đây

là cơ cấu nguồn lao động của công ty bảo hiểm VASS theo trình độ học vấn:

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Loại lao động Số lƣợng Tỷ lệ % 1. Sau đại học 2. Đại học 3. Trung cấp 4. Lao động phổ thông 10 395 98 47 1.82 71.82 17.82 8.54 Tổng số 550 100

(Nguồn: Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông)

VASS đã phát triển đội ngũ trên 500 cán bộ nhân viên làm việc trong đó trình độ đại học và trên đại học là khá cao (80%). Số lượng lao động trong độ tuổi từ 30 - 40 tuổi chiếm đa số( 70%), lao động trên tuổi 50 chiếm khoảng 5%, còn lại là lao động trẻ, tuổi từ 20 đến 30. Đội ngũ cán bộ nhân viên này đa số là còn trẻ và có trình độ nhưng trình độ chuyên môn về lĩnh vực bảo hiểm lại chiếm tỷ trọng không cao, mà đa số là được đào tạo từ các ngành nghề khác. Chính vì vậy việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm việc cho công ty là hết sức quan trọng.

Thời gian qua VASS cũng đã khá quan tâm đến điều này, công ty đã cử các cán bộ công nhân viên tham gia các khoá học đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng để nâng cao nghiệp vụ, làm việc một cách hiệu quả hơn. Các chương trình đào tạo này được thưc hiện khá thường xuyên ở công ty, nhưng ở các chi nhánh lại rất hạn chế, nguyên nhân đó là do các chi phí này thường lại được phân bổ cho các hoạt động khác ở các chi nhánh. Hơn nữa, chi phí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chi cho đào tạo cũng chiếm tỷ lệ rất thấp so với doanh thu và đào tạo chỉ dừng lại ở mức đào tạo cơ bản, vì thế chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chưa thực sự hiệu quả.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ của VASS cũng khá đông đảo, tuy nhiên những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao lại thiếu, đặc biệt là thiếu những nhân viên làm công tác giám định tổn thất đối với các vụ tổn thất lớn và phức tạp, điều này có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm bảo hiểm, do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ bị suy giảm.

Hơn nữa, ở VASS có tình trạng đó là một số cán bộ làm việc lâu năm và có hiệu quả sau một thời gian khai thác đã lên làm quản lý, do đó bộ máy quản lý mỗi ngày một tăng lên, trong khi bộ phận khai thác lại phải tuyển dụng mới và đào tạo laị, do đó sẽ làm tốn kém rất nhiều về chi phí và thời gian. VASS cũng phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám”, đó là các cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm của mình chạy sang các DNBH khác làm việc. Những cán bộ này là nguồn lực vô cùng quan trong đối với doanh nghiệp, góp phần lớn tạo ra sự thắng lợi cho mỗi doanh nghiệp. Khi DNBH mất đi những cán bộ giỏi cũng đồng nghĩa với việc DNBH làm giảm đi khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)