Những hạn chế của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam (Trang 57 - 61)

- Một số thách thức ngay trong năm 2006, 2007:

d) Cam kết trong WTO

2.3.2. Những hạn chế của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập.

quá trình hội nhập.

Có thể thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên, so với t i ề m năng của thị trường và nhu cầu phát triển kinh t ế - xã h ộ i trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoa, thị trường bảo hiểm đã bộc l ộ một số vấn đề còn tồn tại như:

a) Các quy định pháp luật vẫn còn thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành bảo hiểm.

Tuy đã có những điều chỉnh, sổa chữa n h i ề u lần, nhưng hệ thống pháp luật bảo hiểm vẫn chưa thực sự đồng bộ và hoàn thiện. Vẫn còn tồn tại sự chổng chéo giữa các văn bản luật khác nhau. Ví dụ như: quy định về bảo vệ q u y ề n l ợ i của khách hàng nằm rải rác ở hiểu phần khác nhau trong Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn và một số văn bản liên quan khác. Hay như hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam phải tuân theo bộ quy tắc ứng xổ là Luật cạnh tranh 2004. v ề quỵ định này, Luật kinh doanh Bảo hiểm chỉ có một điều quy định nguyên tác chung trong cạnh tranh và một số hành v i bị cấm (Điều 10 trong Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 22/2/2000), còn các vấn đề liên quan đến cạnh tranh được quy định rải rác trong rất n h i ề u điều khoản của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, chẳng hạn như trong các quy định điều chỉnh hoạt động khai thác bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm,...Như vậy là cùng một vấn đề như bảo hiểm bắt buộc, quan hệ hợp đồng, cạnh tranh...vừa được quy định trong pháp luật bảo hiểm, vừa được quy định trong các văn bản chuyên ngành khác nhưng lại chưa có các quy định rõ ràng về nguyên tắc áp dụng k h i ế n cho cả việc thực thi pháp luật lẫn giám sát thực thi pháp luật đều gặp khó khăn.

b) Năng'lực hoạt động bảo hiểm trong nước còn hạn chế

Quy m ô và khả năng bổ sung tài chính của các công ty bảo hiểm trong nước còn hạn chế, dặc biệt là các công t y cổ phần. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mặc dù có quy m ô tài chính lớn hơn như Bảo Việt, Bảo Minh...nhưng vẫn chỉ tương đương mức trung bình trong k h u vực. Bên cạnh đó, công nghệ quản lý kinh doanh chưa dược hiện đại hoa, n h i ề u doanh nghiệp chưa t h i ế t lập được hệ thống phần mềm t i n hấc tính phí bảo hiểm, trích lập d ự phòng nghiệp vụ...Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đang gặp phải một vấn đề là: t h i ế u đội n g ũ chuyên g i a g i ỏ i đặc biệt trong lĩnh vực thẩm định, quản lý r ủ i ro và đẩu tư. Nguyên nhân của vấn dề này là do các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên.

c) Hiện tượng cạnh tranh dựa trên quan hệ, giảm phí còn phổ biến

Hiện nay, trong lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thấ, cạnh tranh vẫn tập trung vào việc hạ phí bảo hiểm, tăng chi hoa hồng bảo hiểm. Đố i v ớ i các r ủ i ro lớn, sử dụng vốn ngân sách nhà nước hiện tượng cạnh tranh dựa trên quan hệ hành chính để dành dịch vụ khá phổ biến. V ề phương diện này, các công ty bảo hiểm trong nước giành lợi t h ế

hơn hẳn các công ty có vốn nước ngoài. Tuy nhiên, về lâu dài, các công ty bảo hiểm chỉ dựa vào t h ế mạnh quan hệ có thể sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề:

- Mất thị trường vì mất các quan hệ cá nhân.

- V i phạm pháp luật vì các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, việc hoàn thiện và có hướng dẫn rõ ràng về hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý chính sách trong thời gian tới.

d) Người tiêu dùng cá nhăn còn thiếu kinh nghiệm sử dụng bảo hiểm

Ớ hầu hết các quốc gia trên t h ế giới, việc bảo vệ q u y ề n lợi cho người tiêu ding luôn là yêu cầu được đặt lên hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách, điều tiết thị trường. Chính vì vậy, việc phổ biến k i ế n thức cũng như tạo điều kiện cho người tiêu dùng cập nhật thông tin luôn được quan tâm chú trọng, ỏ Việt Nam, việc này chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy người tiêu dùng cá nhân còn thiếu k i n h nghiệm sấ dụng bảo hiểm. Tinh trạng thông t i n bất cân xứng trong ngành bảo hiểm được thể hiện rõ ràng hơn ở các ngành khác. Trong k h i các doanh nghiệp bảo hiểm có rất nhiều thông tin thì những người tiêu dùng lại không có khả năng tiếp cận với các thông tin đó.

e) Các loại hình bảo hiềm chưa đa dạng

Tuy số lượng các sản phẩm bảo hiểm đã tăng lên nhanh chóng từ 22 sản phẩm năm 1993 lên 500 sản phẩm năm 2002 và hơn 500 sản phẩm năm 2005, số lượng đại lý bảo hiểm trên phạm v i cả nước đã lên gần 100.000 đại lý [27] nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của n h i ề u ngành k i n h t ế - xã h ộ i và đời sống nhân dân. M ộ t số lĩnh vực là điểm mạnh của nước ta như nông nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm trong x â y dựng, y tế, bảo hiểm cho người lao động, học sinh, hàng hoa xuất nhập khẩu... vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm cung cấp sản phẩm, m ớ i chỉ có công ty Grouppama của Pháp là nhà cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp. Nguyên nhân là do các công ty bảo hiểm mới chỉ tập trung khai thác các dịch vụ t r u y ề n thống, mang lại lãi ngay, tại các đô thị, phục vụ các doanh nghiệp lớn và người dân có thu nhập cao m à chưa chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các ngành đòi hỏi công nghệ cao, thời gian thu hồi vốn lâu và phục vụ bà con nông dân, ngư dân tại các k h u vực nông thôn.

Qua những phân tích trên, có thể thấy thị trường bảo hiểm trong thời gian qua dã đạt được n h i ề u thành tựu quan trọng, phẫn nào đáp ứng được yêu cầu h ộ i nhập. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn t ồ n tại n h i ề u hạn c h ế cần có sự phệi hợp t ừ các cơ quan nhà nước đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm để có thể thúc đẩy phát triển, giảm thiếu những y ế u k é m và tích cực, chủ động hơn trong hội nhập k i n h t ế quệc tế.

C H Ư Ơ N G 3

M Ộ T S Ố G I Ả I P H Á P N H Ằ M C H Ủ ĐỘ N G V À T Í C H c ự c H Ộ I N H Ậ P

Một phần của tài liệu Hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)