- Về cơ chế chính sách: Nhà nước cần phải sớm ban hành các quy định sau:
Về phía doanh nghiệp:
- Thực hiện tốt công tác chi trả bồi thường, công tác đề phòng và hạn
chế tổn thất. Bởi vì đây chính là ý nghĩa xã hối to lớn m à các công ty bảo hiểm đem lại và thể hiện ưu t h ế của ngành bảo hiểm trong việc phục vụ sản xuất, đời sống xã hối. Ngoài ra, do đặc tính của sản phẩm là "không định hình", việc thực hiện tốt những công tác này sẽ làm tăng tính hữu hình của sản phẩm bảo hiểm, làm cho người dân ý thức được rõ hơn về l ợ i ích của việc tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay đa số các công ty bảo hiểm chưa có
hoặc chưa xây dựng mốt kênh thông tín thường xuyên tới khách hàng, chưa tổ chức được các cuốc hối thảo cung cấp thông t i n cho khách hàng. Xem xét nguyên nhân các tổn thất cho thấy tình hình tổn thất có thể được cải thiện nếu
công tác quản lý r ủ i ro và đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, chất lượng công tác giám định và xét giải quyết bồi thường của các cõng ty bảo hiểm hiện nay cũng chưa cao khiến nhiều trường hợp hồ
sơ bồi thường phải chờ đợi, ảnh hưởng đến việc khôi phục sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ổn định đời sống của người dân khi gặp rủi ro. Vì vậy nâng cao chất lượng của các khâu này cũng chính là tăng lòng tin của người mua bảo hiểm.
- T i ế p tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm theo các nguyên tắc gắn l i ề n quyền l ợ i giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đó là: Phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm bảo hiểm; cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thoa mãn nhu cầu của khách hàng; tăng thêm quyền l ợ i cho người tham gia bảo hiểm; mở rộng phọm v i bảo hiểm, bổ sung các quyền l ợ i bảo hiểm trong các sản phẩm bảo hiểm hiện có cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; xây dựng các sản phẩm bảo hiểm trọn gói với mức phí bảo hiểm hợp lý và mức trách nhiệm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thiết yếu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
- M ở rộng phọm v i và địa bàn phục vụ để mở rộng thị trường hoọt
động. Hiện nay chỉ một mình Bảo Việt có chi nhánh ở tất cả tỉnh thành trong cả nước, các công ty còn lọi chỉ mới hoọt động ở các tỉnh thành phố lớn. V I vậy, các công ty bảo hiểm cần có k ế hoọch mở thêm các chi nhánh, các văn
phòng giao dịch phủ kín các tỉnh, thành phố, vùng sâu, vùng xa trong cả
nước. Đồng thời, mở rộng đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm bao gồm các cơ sỏ kinh tế, các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các gia đình và cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là các đối tượng ở vùng thường xuyên gặp khó khăn do hoàn cảnh thiên tai, l ũ lụt gây ra.
- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, đặc biệt là những sản phẩm có t i ề m nàng và ý nghĩa xã hội to lớn như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm trách nhiệm chung. Hiện nay những nghiệp vụ bảo hiểm này vẫn còn đang c h i ế m một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ
cấu doanh thu phí toàn thị trưởng (năm 2004 chưa đến 1 % ) . T u y nhiên
điều đó không có nghĩa là các công t y bỏ qua các nghiệp vụ này m à cần t i ế p tục duy trì, cung cấp thêm những sản phẩm m ớ i phù hợp với nhu cầu của người dân.
- Quản lý nợ phí bảo hiểm hiệu quả hơn bằng biện pháp: thành lập Ban quản lý công n ợ của công ty.
- Phối hợp hiệu quả hơn với hệ thống Ngân hàng: dãy là một xu hướng tất yếu và đem lại rất nhiều lợi ích. Ngân hàng là hệ thống có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, vì vậy, việc khách hàng tiếp cận đến Ngân hàng dễ dàng hơn nhiều đến các đại lý. Đồng thời, thõng qua hệ thống Ngân hàng, các công ty bảo hiểm sẽ mỏ rộng thị trường hơn, giảm chi phí và thời gian trong việc thu phí bảo hiểm. ..3 loại dịch vự có thể liên kết với Ngân hàng:
+ Sử dựng dịch vự thu tiền hộ của hệ thống Ngân hàng. + K h u y ế n khích thanh toán qua Ngân hàng.
+ Sử dựng dịch vự chuyển tiền tự dộng của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, h ộ i nhập với quốc t ế đồng nghĩa với việc có thêm rất nhiều công ty có vốn nước ngoài vào hoạt động, việc xây dựng cho công ty một hình ảnh tốt, một văn hoa đặc trưng là một việc rất cần thiết để thu hút và giữ khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Vì vậy, các cóng ty bảo hiểm trong nước cũng cần phải quan tâm hơn vào việc xây dựng văn hoa phực vự khách hàng:
+ Cẩn nâng cấp hệ thống và chương trình đào tạo của mình nhằm cung cấp tốt hơn các dịch vự chăm sóc khách hàng.
+ Xây dung văn hoa phực vự khách hàng: Nhân viên bán hàng có thể hỗ trợ rất tốt khách hàng, nhưng như thế vẫn chưa đủ vì nhân viên bán hàng còn là hình ảnh của công ty. Chính vì vậy, các công ty cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để có những biện pháp nâng cao chất lượng phực vự khách hàng, xây dựng văn hoa và hình ảnh công ty trong khách hàng.
T ó m lại, để có thể phát huy được vai trò là "tấm lá chắn" và "nguồn huy động vốn" của bảo hiểm đối với nền k i n h tế, cả các cơ quan chính sách của Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm cần cổ những biện pháp kịp thời. Cần phải có sự kết hợp đồng bộ hệ thống các giải pháp của Nhà nước, của các doanh nghiệp và Hiệp hội bảo hiểm để có thể tạo nên những điều kiện cần thiết nhằm đưa thị trường bảo hiểm của Việt Nam chủ động và tích cực hơn trong t i ế n trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Tính đến cuối năm 2005, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 32 công ty bảo hiểm thuộc m ọ i loại hình sở hữu, cơ cấu thị trường đa dạng hoa đã phát huy được t h ế mạnh của các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của thị
trường tuy có giai đoạn chững lại nhưng vẫn luôn giữ ở mục cao 32%/nãm, quy m ô thị trường không ngừng được mở rộng. Tiến trình thực hiện các cam kết quốc tế tiếp tục dạt được những kết quả tốt đẹp và thời gian tới là thời
điểm quan trọng trong việc thực hiện hoàn toàn các cam kết trong hiệp định
thương mại Việt Mỹ. Nhưng đến thời điểm hiện nay, quá trình hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, các sản phẩm chưa đa
dạng, vẫn còn các hiện tượng trục lợi bảo hiểm, khung pháp lý của Nhà nước
chưa hoàn thiện và đồng bộ...Đó là những hạn chế, thách thục đối với Đảng, Nhà nước ta, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và Hiệp hội bảo hiểm trong thời gian tới cần có những biện pháp khắc phục nhằm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tích cực và chủ động hội nhập hơn nữa. Trên cơ
sở phân tích thực trạng, cơ hội, thách thục và tình hình hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm, người viết đề xuất một số k i ế n nghị vĩ m ô và v i m ô . V ề phía N h à nước cần nhanh chóng hoàn thiện và có những hướng dẫn cụ thể về việc thi hành các bộ luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, an toàn cho. cấc doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
V ề phía các doanh nghiệp bảo hiểm: các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng có các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh, mỏ rộng các kênh
phân phối, quan tâm đúng mức đến việc quảng cáo, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, và nắm bắt, khai thác các cơ hội của hội nhập đem lại.
Về phía Hiệp hội bảo hiểm: Hiệp hội bảo hiểm cần phát huy hơn nữa vai trò là cầu nối giữa các công ty bảo hiểm với cơ quan quản lý Nhà Nước trong việc tham gia cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động bảo hiểm. Cần có các hoạt động giúp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các công ty có vốn nước ngoài.