Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du .1 Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 48)

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn .1 Vị trí địa lý

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du .1 Đặc điểm kinh tế

Trong những năm qua tình hình kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá cao. Năm 2011 tăng 16%/năm, trong đó nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng 3%, công nghiệp-xây dựng tăng 18%, dịch vụ tăng 15%. GDP bình quân đầu người đạt trên 37 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng đạt 73%, dịch vụ chiếm 17,2%; nông-lâm nghiệp- thuỷ sản đạt 9,8%.

- Đánh giá chung về ngành công nghiệp huyện Tiên Du

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện tăng trưởng cao, đạt và vượt tốc độ tăng trưởng theo Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực. Các ngành sản xuất đã thể hiện thế mạnh như sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất giấy, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản thực phẩm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị sản phẩm. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh bước đầu đã củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống làm tăng nhanh số lượng người lao động có việc làm góp phần ổn định đời sống, trật tự an ninh xã hội, đồng thời làm tăng đáng kể thu ngân sách địa phương.

- Đánh giá chung tình hình phát triển các ngành dịch vụ của Huyện.

Năm 2006 Tiên Du mới có 3.527 cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn nhà hàng và dịch vụ với 4.783 lao động, đến năm 2011, toàn huyện đã có 5.366 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhà hàng dịch vụ với 7.058 lao động. Các cơ sở kinh doanh này ngày càng lớn mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ở cả khu vực nông thôn và khu vực thị trấn; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 So sỏnh (%) 2010/2011 2012/2011 1 GDP(giá cố định năm 1994)

đồng 1.604 1.854 2.091 116 113

- Nông, lâm nghiêp, thuỷ sản " 164 168 170 103 101

- Công nghiệp - xây dựng " 1.126 1.325 1.541 118 116

- Dich vô " 314 361 380 115 105

2 Nhịp độ tăng trưởng % 116 116 113 99 98

- Nông, lâm nghiêp, thuỷ sản " 102 103 101 101 99

- Công nghiệp - xây dựng " 119 118 116 99 99

- Dich vô " 117 115 105 99 92

3 GDP (giá hiện hành)

đồng 4.694 5.895 7.994 126 136

- Nông, lâm nghiêp, thuỷ sản " 446 524 483 117 92

- Công nghiệp - xây dựng " 3.454 4.380 6.091 127 139

- Dich vô " 794 991 1.419 125 143

4 Cơ cấu GDP % 100 100 100 100 100

- Nông, lâm nghiêp, thuỷ sản " 10 9 6 94 68

- Công nghiệp - xây dựng " 74 74 76 101 103

- Dich vô " 16 17 18 99 106

5 GDP bình quân đầu người

Tr.

đồng

Theo giá cố định năm 1994 " 13 15 16 115 111

Theo giá hiện hành " 37 46 62 124 134

Bảng 3.1: Tình hình kinh tế huyện Tiên Du

(Nguồn: Chi cục thống kê Tiên Du- Bắc Ninh)

Hệ thống cơ sở vật chất ngành thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến theo hướng tiến bộ, đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hoá và cung cấp các dịch vụ thiết yếu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Hệ thống chợ, các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng xăng dầu, các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác từng bước được cải tạo, nâng cấp và sắp xếp phù hợp, đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lực lượng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ ngày càng đông và dần lớn mạnh, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển mạnh mẽ ở cả khu vực nông thôn và trung tập huyện lỵ, hàng hóa lưu thông đa dạng, phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp.

Trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số loại hình kinh doanh mang nét văn minh đô thị như: dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ tin học, điện tử, Internet tốc độ cao, hệ thống các cửa hàng đại lý bán buôn, bán lẻ cung cấp dịch vụ phục vụ người tiêu dùng.

Công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm bước đầu được quan tâm, đẩy mạnh. Các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dần từng bước đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số di tích lịch sử văn hóa đang dần được khôi phục và phát triển trở thành các điểm du lịch văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề.. thu hút khách đến thăm quan.

Các ngành dịch vụ khác bước đầu có sự phát triển mạnh mẽ theo hướng ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, của thị trường, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ được quan tâm, thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, cung cấp thông tin cho cơ sở; phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường... Vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc mua bán trao đổi hàng hóa, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dịch vụ của huyện còn một số tồn tại, hạn chế sau:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thương mại, dịch vụ tuy có sự chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã

hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

- Thương mại gắn liền với sản xuất nhỏ, buôn bán manh mún, chưa thúc đẩy sản xuất phát triển. Thị trường hàng hóa và số người tham gia kinh doanh tăng nhưng mang tính tự phát, quy mô nhỏ, ít vốn.

3.1.2.2 Đặc điểm xã hội

* Công tác giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển mạnh. Qui mô bậc mầm non tăng. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp hằng năm đạt 100%, trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 99,7%. Bậc tiểu học, THCS có xu hướng giảm dần và đi đến ổn định. Bậc THPT hằng năm thu hút 90% học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào lớp 10. Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực, tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT bình quân trên 95%. Thi học sinh giỏi bậc tiểu học và trung học cơ sở tăng cả số lượng và chất lượng giải, từ tốp cuối vươn lên vị trí thứ 3 trong tỉnh. Chất lượng đầu vào các trường THPT có điểm chuẩn cao đứng ở tốp đầu của tỉnh. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đạt 35%-40%. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vững chắc, phổ cập trung học cơ sở đạt kết quả cao.

* Công tác y tế, quốc phòng, an ninh: Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật ngành y tế từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư, đội ngũ y, bác sỹ được tăng cường. Công tác y tế dự phòng và kiểm soát dịch, bệnh thực hiện hiệu quả, phát hiện sớm các ổ dịch, khoanh vùng xử lý, dập dịch kịp thời. Các chế độ chính sách xã hội, công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm thực hiện có hiệu quả. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được đẩy mạnh, công tác cải cách tư pháp đạt kết quả.

Công tác văn hóa – TD– TT: Đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động thiết thực phục vụ chính trị của địa phương và kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

Đồng thời, tham gia đầy đủ các hội thi, hội thao do tỉnh tổ chức, đạt kết quả

cao. Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa, lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng dân gian được tăng cường. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng làng (xóm), gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện…. đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều xã, thị trấn đã thực hiện quy hoạch làng văn hóa. Toàn huyện có 96% cơ quan, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa; 55% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.

* Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2010 – 2012 Trong thời gian qua huyện đang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Điều này đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu dân số ở các vùng, ở các khu vực kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong huyện. Hộ thuần nông giảm dần qua các năm, năm 2011 giảm so với 2010 chỉ còn 91,75%;

năm 2012 giảm còn 90,99% so với năm 2011, bình quân 3 năm giảm 2,94%.

Trong khi đó hộ buôn bán dịch vụ, hộ kinh doanh ngành nghề lại tăng qua các năm.

Hộ buôn bán dịch vụ tăng bình quân 5,7% trong 3 năm; hộ kinh doanh ngành nghề, hộ khác tăng bình quân 7,35% qua 3 năm từ 19.664 hộ năm 2010 sang đến 2012 là 20.975 hộ.

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số

lượng Cơ cấu (%) 2011 / 2010

2012/

2011 Bình quân

1. Tổng số hộ trong huyện Hộ 37.989

100,0

0 38.060 100,00 38.585 100,00 100,19 101,38 103,39

Hộ thuần nông Hộ 9.138 24,05 8.384 22,03 7.629 19,77 91,75 90,99 92,94

Buôn bán dịch vụ Hộ 9.187 24,18 9.785 25,71 9.981 25,87 106,51 102,00 105,70

Hộ NN- ngành nghề + hộ

khác Hộ 19.664 51,76 19.891 52,26 20.975 54,36 101,15 105,45 107,35

2. Tổng số nhân khẩu Người 127.152

100,0

0 127.775 100,00 129.528 100,00 100,49 101,37 101,06

Khẩu nông nghiệp Người 32.166 25,30 29.344 22,97 26.702 20,61 91,23 91,00 92,59

Khẩu phi nông nghiệp Người 94.986 74,70 98.431 77,03

102.82

6 79,39 103,63 104,47 103,83

3. Tổng số lao động Người 78.067

100,0

0 78.728 100,00 79.808 100,00 100,85 101,37 103,70

LĐ nông nghiệp Người 21.382 27,39 19.603 24,90 17.817 22,32 91,68 90,89 62,91

LĐ buôn bán dịch vụ Người 19.118 24,49 20.576 26,14 20.968 26,27 107,63 101,91 106,64

46

LĐ ngành nghề Người 37.567 48,12 38.549 48,96 41.023 51,40 102,61 106,42 108,70 4. Một số chỉ tiêu BQ

BQ khẩu NN/hộ NN KNN 3,52 3,50 3,50 99,43 100,00 99,62

BQ LĐNN/hộ NN LĐNN 2,34 2,33 2,33 99,57 100,00 99,72

BQ khẩu/hộ Khẩu 3,34 3,36 3,35 100,51 99,79 97,72

BQ LĐ/hộ LĐ 2,06 2,07 2,06 100,63 99,61 100,16

(Nguồn: Chi cục thống kê Tiên Du)

47

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w