Sự ra đời và phát triển của chế định Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma túy ( Qua thực tiễn Viện kiểm sát Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 32 - 37)

máy nhà nƣớc Việt Nam

Thiết chế tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta có tuổi đời cùng với Nhà nước cách mạng và trải qua nhiều giai đoạn p hát triển từ năm 1945 đến nay với những mô hình , phương án tổ chức khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng , đồng thời cũng phản ánh điều kiện khách quan, chủ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước ta.

Giai đoạn 1: Từ 1945 đến 1958

Giai đoạn từ 1945 đến 1958, trước khi cải tổ lại hệ thống Viện công tố, mô hình tổ chức cơ quan công tố hoàn toàn giống như mô hình cơ quan công tố của Pháp . Về tính chất, đó là cơ quan tư pháp ; về c hức năng: chức năng chủ yếu là công tố , buộc tội và chức năng thứ hai là chỉ đạo hoạt động điều tra và thực hiện điều tra đối với một số loại vụ án nhất định ; về tổ chức: đặt trong Tòa án ; về quản lý hành chính : do Bộ Tư pháp quản lý ; về địa vị

pháp lý: có tính độc lập cao trong hoạt động , với tư cách là thiết chế thuộc

quyền tư pháp ; được Hiến pháp và pháp luật bảo đảm tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không có quyền can thiệp . Ngay từ khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách, ban hành nhiều văn bản định hướng và đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động tư pháp, trong đó có vai trò, vị trí của cơ quan công tố.

Trên cơ sở xác định những nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước, để tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh củng cố chính quyền, chống thù trong, giặc ngoài. Chính phủ lâm thời đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật như là Sắc lệnh 06, 07, 08, 30 nhằm chấn áp các tổ chức,phần từ chính trị phản động và các hành vi nguy hại đến nền độc lập.

Bên cạnh đó Chính phủ lâm thời ban hành các Sắc lệnh về tổ chức tư pháp, tạo cơ sở cho việc hình thành và phân định các chức danh xét xử, công tố và tư pháp công an. Sắc lệnh số 32-SL ngày 13 tháng 9 năm 1945 bãi

bỏ các ngạch quan lại tư pháp, trong đó có ngạch thẩm phán, công tố viên cũ. Sắc lệnh số 33c-SL ngày 13 tháng 9 năm 1945 về thành lập Toà án quân sự ba miền Bắc, Trung, Nam. Toà án quân sự có thẩm quyền "xét xử tất cả các người phạm vào một việc gì đó có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam". Theo sắc lệnh này, Toà án quân sự của Chính phủ lâm thời có chức năng công tố và có sự phân định về chức năng, nhiệm vụ của chức danh pháp lý trong cơ quan Toà án. Sắc lệnh 07-SL ngày 15 tháng 01 năm 1946 sửa đối bổ sung một số điều của Sắc lệnh 33c, ngoài uỷ viên quân sự, uỷ viên của ban trinh sát bổ sung thêm nhân viên của công tố viện do trưởng lý của Toà thượng thẩm chỉ định, thực hành quyền công tố Nhà nước trước toà án quân sự. đến ngày 14 tháng 2 năm 1946, Sắc lệnh số 21-SL đươc ban hành phân định rõ hơn thẩm quyền của Toà án quân sự và việc bổ nhiệm Chánh án, hội thẩm và các công cáo uỷ viên (cống tố).

Tuy không có một hệ thống tổ chức độc lập, song cùng với sự hiện diện và thực thi nhiệm vụ của các công cáo uỷ viên trong tất cả các toà án quân sự được thành lập trên cả nước, một đội ngũ công tố viên đã được hình thành, được chỉ định và thực hiện nhiệm vụ độc lập với thẩm phán xét xử

Giai đoạn II: Công tố trực thuộc Chính phủ

Mô hình tổ chức này của Viện Công tố ở nước ta tồn tại rất ngắn (1958 - 1959) và có thể nói chỉ tồn tại trên pháp lý như một bước quá độ về tổ chức theo hướng tạo thành một hệ thống riêng , độc lập trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến thời kỳ này, thực trạng tổ chức bộ máy hoạt động của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đang có nhiều bất cập, nhiều cơ quan phải làm việc kiêm nhiệm. Hiến pháp năm 1946 không còn phù hợp với tình chính trị xã hội hiện tại. Do đó ngày 23 tháng 01 năm 1957, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá I đã quyết định phải sửa đổi Hiến pháp, trong thời gian này quốc hội cùng quyết nghị thành lập Toà án tối cao và hệ thống toà án, Viện công tố và hệ thống viện công tố.

Trong khi chờ đợi thông qua Hiến pháp mới, kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khoá I đã quyết nghị về thành lập Toà án tối cao và hệ thống Toà án, Viện công tố và hệ thống Viện công tố, cả hai cơ quan tách ra khỏi Bộ Tư pháp và đều có nhịêm vụ, quyền hạn ngang bộ và trực thuộc Hội đồng Chính phủ.

Nghị quyết của Quốc hội là cơ sở pháp luật nhằm kiện toàn một bước bộ máy nhà nước, mở ra thời kỳ quá độ cho sự ra đời và tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan mới trong đó có hệ thống Viện công tố.

Thời gian này, Viện công tố đã hoàn chỉnh bản điều lệ quy định trách nhịêm, tổ chức, biên chế của Viện công tố trong đó chủ yếu quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức của bộ máy làm việc, cụ thể: điều tra, truy tố ra trước Toà án những kẻ phạm pháp về hình sự; Giám sát việc cháp hành luật pháp trong công tác điều tra của Cơ quan Điều tra, công tác xét xử của Toà án, khởi tố hoặc tham gia tố tụng những vụ án dân sự có liên quan đến lợi ích Nhà nước và nhân dân.

Theo quy định của Nghị định số 256/TTg, hệ thống Viện công tố gồm có Viện công tố Trung ương, Viện công tố địa phương các cấp, Viện công tố quân sự cấc cấp.

Giai đoạn III: mô hình Viện kiểm sát nhân dân hiện nay

Bắt đầu từ Hiến pháp 1959, kế đó là Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 của nước ta , trong hơn 50 năm qua , đã duy trì một hệ thống thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân .

Về tổ chức, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân

dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự tạo thành một hệ thống ; theo đó , Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng , các Phó Viện trưởng và Kiểm s át viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát Quân sự các quân khu và khu vực do Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm , miễn nhiệm , cách chức . Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và bá o cáo công tác trước Quốc hội , trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Nước . Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Bắt đầu từ Hiến pháp 1992 có thêm trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dânđịa phương báo cáo trước Hội đồng nhân dân về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Như vậy, xét về vị trí và tổ chức, có thể hiểu Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan độc lập và thống nhất. Hai đặc trưng cơ bản này phản ánh yêu cầu về một thiết chế có chức năng quan trọng trong việc giám sát việc thi hành pháp luật của các bộ , các ngành , các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức , cơ quan và cá nhân, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (theo quy định trước ngày 07/01/2002 - ngày có hiệu lực của Nghị quyết số 51/2001/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992); kiểm sát các hoạt động tư pháp (kể từ 07/01/2002) và thực hành quyền công tố .

Về tính chất, kể từ Hiến pháp 1959 đến trước ngày 07/01/2002, ở nước

ta không có các khái niệm quyền lập pháp , quyền hành pháp và quyền tư pháp. Hiến pháp năm 1992 tại lần sửa đổi, bổ sung năm 2001 lần đầu tiên xác định một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức quyền lực nhà n ước ở nước ta: quyền lực nhà nước là thống nhất , có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp (Điều 2). Với quy định đó , chúng ta có thể nói rằng , có các nhánh quyền lực nhà nước ở nước ta. Tuy nhiên, khi chế định tổ chức và chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước , Hiến pháp chưa xác định rõ những cơ quan nào là cơ quan hành pháp , những cơ quan nào là cơ qua n tư pháp . Vì vậy, rất khó để xác định , hiện nay , với những chức năng kể trên , Viện kiểm sát nhân dân thuộc lĩnh vực nào của quyền lực nhà nước .

Tuy nhiên, theo tinh thần của các văn kiện của Đảng, có thể hiểu Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống tổ chức độc lập , thống nhất, nhưng với hai chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố , Viện kiểm sát nhân dân thiên về tính chất của một cơ quan tư pháp. Cụ thể: Văn kiện Đại hội X và Đại hội XI của Đảng nhắc đến hai chức năng đó của Viện kiểm sát khi xác định nhiệm vụ xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch , vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh , bảo vệ công lý, quyền con người .

Bên cạnh sự phát triển chung của xã hội, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đẩy mạnh cải cách tư pháp. Ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị ra Bghị quyết số 49-NQQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nội dung xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại hóa, phục vụ nhân dân… Nghị quyết chỉ rõ: trước mắt Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động phù hợp với hệ thống Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát nhân dân thành viện công tố, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra.

Nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp đã ban hành một số văn bản nêu rõ mục tiêu và quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nói riêng, nhằm hướng tới một nền tư pháp độc lập, trong sạch, vững mạnh, gần dân, thuận lợi cho dân, hoạt động hiệu quả, bảo vệ trật tự, kỷ cương, tôn trọng và bảo đảm quyền con người…

Phát huy những thành tựu đã đạt được trong các thời kỳ trước, bước vào thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu nhiệm vụ của đất nước và công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, ngành kiểm sát nhân dân đã từng bước đổi mới tổ chức bộ máy và thực hiện chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của đất nước và thời đại.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma túy ( Qua thực tiễn Viện kiểm sát Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)