- Kinh tế xã hội:
2.1.2. Tội phạm hình sự và ma túy
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh - quốc phòng, trật tự trị an trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được giữ vững ổn định, tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn diễn biến ngày càng phức tạp. Các loại tội phạm về tệ nạn xã hội như tổ chức đánh bạc, đánh bạc… xảy ra với qui mô lớn hơn, thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn.
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia: Từ năm 2005 đến nay đã phát
quyền (vụ án này được phát hiện và khởi tố năm 2007, các năm trước không xảy ra vụ án nào thuộc nhóm tội này).01 vụ, 2 bị can về tội rổ chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép (vụ án này được phát hiện khởi tố năm 2011)
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và xâm phạm
sở hữu: Việc phát hiện, khởi tố các tội phạm về tham nhũng còn ít, song tính
chất của một số vụ án vẫn nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do một số qui định, chính sách về quản lý kinh tế chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ; hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước chưa cao; quá trình phối hợp của các cơ quan hữu quan trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực kinh tế còn có điểm hạn chế. Các đối tượng phạm tội lợi dụng sơ hở của chính sách pháp luật dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản và che giấutội phạm. Từ năm 2005 đến năm 2011 đã phát hiện và khởi tố 2750 vụ, 4287 bị can.
- Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và tính mạng sức khỏe
của con người: Tội phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội không giảm và
vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ xảy ra đặc biệt nghiêm trọng. Từ năm 2005 đến năm 2011 đã phát hiện và khởi tố 2809 vụ, 3958 bị can. Tội phạm phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân xã hội, mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn cá nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội, do kém hiểu biết về pháp luật hoặc các đối tượng coi thường pháp luật, cố tình vi phạm pháp luật.
- Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp: Từ năm 2003 đến năm 2007
đã phát hiện và khởi tố 45 vụ, 48 bị can, đều là tội trốn khỏi nơi giam giữ.
- Các tội xâm phạm về ma túy: Các tội phạm về ma túy vẫn diễn biến
khá phức tạp, số lượng án ma túy ngày càng tăng cả về số lượng và tính chất, thủ đoạn phạm tội. Công tác kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý việc vận chuyển, tàng trữ, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép ma túy vẫn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2005 đến năm 2011 đã phát hiện và khởi tố 1170 vụ, 1990 bị can. Nguyên nhân của sự gia tăng về loại tội phạm này phát sinh từ vị trí địa lý của tỉnh Thanh Hóa. Như chúng ta đã biết tính Thanh hóa là cửa ngõ
giáp danh giữa hai khu vực kinh tế chính trị là miền Bắc và miền Trung, hơn nữa lại có đường biên giới giáp với nước bạn Lào tương đối dài (179km), do đó đây là địa bàn trung chuyển ma túy khá lớn từ vùng Nghệ An chuyển ra, từ vùng Sơn La, Hòa Bình chuyển xuống và từ vùng biên giới Lào chuyển sang làm cho tội phạm về ma túy ở Thanh Hóa diễn biến khá phức tạp, năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, ma túy là loại hàng hóa siêu lợi nhuận do vậy dễ gây cho con người sự quan tâm. Trong những năm gần đây lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc ít người, cũng như điều kiện khó khăn về kinh tế của họ, các đối tượng đầu nậu về ma túy lợi dụng sơ hở đó để thuê đồng bào dân tộc vận chuyển hoặc mua bán hộ nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng công an, do đó những vụ án phát hiện số lượng lớn về ma tuý đều lựcđối tượng người dân tộc thực hiện. Gần đây nhất, tháng 7 năm 2011 Thanh Hóa đã phát hiện được một vụ sản xuất trái phép chất ma túy (Ketamine) hay còn gọi là "hàng đá" có quy mô tương đối lớn, đối tượng phạm tội từng làm ăn sinh sống ở nước ngoài (nơi sản xuất loại ma túy này lớn nhất thế giới), đã ghóp phần không nhỏn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn về ma túy.
Nhận xét, đánh giá tổng quát tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trong thời gian qua:
Theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Tỉnh ủy Thanh Hóa về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh năm 2010 thì an ninh chính trị trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục được giữ vững, ổn định. Các lực lượng vũ trang đã triển khai kịp thời các phương án, kế hoạch bảo vệ vững chắc an ninh tuyến biên giới giáp Lào, vùng miền núi, dân tộc; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hoạt động phỉ ở Lào xâm nhập, không để tuyên truyền lôi kéo đồng bào Mông tham gia hoạt động phỉ. Phát hiện, ngăn chặn các tài liệu phản động từ nước ngoài phát tán vào địa bàn, thu giữ các loại tài liệu có quan hệ với đài báo nước ngoài và tuyên truyền, phát triển đạo trái phép. Đảm bảo an ninh nội bộ,
an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng. Tăng cường hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ xuống các xã, phường, thôn, bản đảm bảo trị an trong các dịp lễ, tết và giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh ở cơ sở. Một số vụ việc diễn biến phức tạp, gay gắt, công dân khiếu kiện kéo dài đã và đang được tập trung giải quyết, không để phát sinh thành "điểm nóng", tình hình cơ sở cơ bản ổn định. Số người khiếu kiện vượt cấp giảm rõ rệt.
Trật tự an toàn xã hội có những chuyển biến tích cực. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia chống tội phạm, Chương trình phòng chống ma túy giai đoạn 2001- 2005, 2005- 2010. Đã mở nhiều đợt tấn công, đấu tranh quyết liệt, nên đã kiềm chế được hoạt động của các loại tội phạm, phạm pháp hình sự và một số trọng án tiếp tục giảm; không để xảy ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết, số người bị thương; ý thức tự giác chấp hành luật giao thông trong nhân dân được nâng lên.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác tư pháp, Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về một số vấn đề cấp bách trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, các ngành nội chính đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp dân. Kịp thời khắc phục những sai sót trong hoạt động tố tụng. Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát được nâng cao. Công tác xét xử của Tòa án đã khắc phục được tình trạng án bị hủy, hạn chế thấp nhất án bị sửa. Các hoạt động công chứng, chứng thực, luật sư, giám định tư pháp đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức, công dân và các cơ quan tố tụng. Lực lượng thi hành án dân sự được củng cố và tăng cường.
Các ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Kiểm Lâm… đã phối hợp có kết quả trong
công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý xuất nhập khẩu đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; góp phần quan trọng tạo môi trường lành mạnh, ổn định cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, thể hiện trên những nét chính sau đây:
Tội phạm mới phát sinh nhanh, tội phạm cũ tái phát cao một số loại tội như: Hiếp dâm trẻ em, giết người, tội phạm về ma túy, về trật tự an toàn giao thông, tội phạm gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, đánh bạc, tổ chức đánh bạc. Tội phạm tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, khu du lịch, khu công nghiệp. Thành phần phạm tội 72% là phạm tội lần đầu; đối tượng thanh, thiếu niên chiếm 68%. Tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, phương thức thủ đoạn hoạt động của chúng ngày càng tinh vi xảo quyệt, gây án nhanh và trắng trợn; tẩu tán nhanh, ít để lại dấu vết. Án giết người, cướp tài sản và giết người, hiếp dâm còn xảy ra một số vụ nghiêm trọng; giết người do nguyên nhân xã hội chiếm tỷ lệ cao (93%). Án đánh bạc, tổ chức đánh bạc xảy ra với qui mô lớn, đông đối tượng tham gia xảy ra nhiều, điển hình có vụ có trên 40 đối tượng tham gia, thủ đoạn phạm tội tinh vi, các đối tượng phạm tội sử dụng các phương tiện hiện đại để phạm tội. Gần đây địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát hiện hàng loạt vụ án liên quan đến sử dụng, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Tình hình tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Tham nhũng xảy ra nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, tập trung ở các ngành và các lĩnh vực kinh tế trọng điểm.
Tình hình tội phạm ma túy đang là vấn đề bức xúc, công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy còn hạn chế, chưa đánh trúng và bóc gỡ được các tổ chức, các đường dây lớn, công tác đấu tranh chống tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
a. Nguyên nhân một số loại tội phạm tăng:
Về khách quan: Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường
làm nảy sinh tiêu cực, nhất là đạo đức lối sống. Một bộ phận thanh niên đến tuổi lao động nhưng không có công ăn việc làm ổn định.
Về chủ quan: Công tác giáo dục, tuyên truyền đường lối, chính sách
pháp luật còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội còn có mặt yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Sự quản lý của một số chính quyền địa phương về kinh tế, đất đai… phần nào chưa đúng theo qui định của pháp luật gây sự bất bình, bức xúc trong một bộ phận nhân dân, đã làm phát sinh một số vụ án gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ có đông đối tượng tham gia, trở thành "điểm nóng".
Chưa đánh giá đầy đủ tính chất phức tạp, nghiêm trọng và sự phát triển của tội phạm trong thời kỳ mới để đề ra các biện pháp đấu tranh phù hợp. Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự có nơi, có lúc còn bất cập, bị động, đối phó và buông lỏng.
Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiết chặt chẽ, nhiều ngành, nhiều cấp chưa coi trọng đúng mức công tác tham gia phòng chống tội phạm. Ở nhiều nơi chính quyền cơ sở còn kém hiệu lực, chưa thường xuyên tổ chức phong trào quần chúng phòng chống tội phạm nhất là trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư trong đấu tranh ngăn chặn các loại văn hóa độc hại, đồi trụy, bạo lực từ bên ngoài vào.
Nhu cầu về lợi nhuận luôn là động lực thúc đẩy các loại đối tượng mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy, buôn lậu, làm hàng giả... Nhiều loại tội phạm do các đối tượng ở lứa tuổi thanh niên, thiếu niên thực hiện do thiếu hiểu biết pháp luật, đua đòi, nghiện hút, lười lao động hoặc bị đối tượng xấu lôi kéo vào con đường phạm tội.
Các ngành, các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong thực hiện chức năng để đấu tranh ngăn chặn tội phạm. Song ở một số bộ phận cán bộ trình độ năng lực còn hạn chế, đạo đức, phẩm chất sa sút. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiệp vụ còn quá thiếu thốn và lạc hậu.
Công tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu tuy đã có chuyển biến nhưng việc chỉ đạo của các cấp, các ngành thiếu biện pháp hữu hiệu; sự phối hợp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ nên có một số vụ án trọng điểm được dư luận quan tâm để kéo dài, làm giảm tác dụng đấu tranh phòng chống tội phạm.
b. Nguyên nhân một số loại tội phạm giảm:
Những năng gần đây một số tội phạm như mua bán phụ nữ, các loại tội phạm xâm phạm sở hữu, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội tham nhũng… giảm là do:
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo và được sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc. Đồng thời là quá trình tăng cường công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể phối hợp thực hiện và phòng trào toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm đi liền với phong trào xây dựng bản, làng, thôn, xóm không có tội phạm và tệ nạn xã hội.
Các chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước đã tạo tiền đề cho các địa phương, vùng miền đầu tư phát triển kinh tế đã thu hút một lực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm cho số thanh niên đến tuổi lao động.
Sự phối hợp kịp thời, thường xuyên giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật từ việc nắm tin báo, phân loại xử lý, kiên quyết tấn công tội phạm, nghiêm minh trong việc xử lý.
Công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục nghĩa vụ công dân, nâng cao nhận thức cho nhân dân.