Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma túy ( Qua thực tiễn Viện kiểm sát Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 57 - 60)

- Kinh tế xã hội:

2.2.2.1. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

vụ án ma túy qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

2.2.2.1. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành của ngành kiểm sát Thanh Hóa, cùng với sự đổi mới về kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, tình hình an ninh chính trị, trật tự trị an tiếp tục ổn định và giữ vững. Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường nên các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật và tội phạm diễn ra với tính chất ngày càng tinh vi, nguy hiểm, xảo quyệt… Song với nỗ lực phấn đấu của toàn ngành kiểm sát Thanh Hóa nên đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt được hiệu quả nhất định trong công tác thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm án hình sự. Đặc biệt kể từ khi Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ, kiểm sát viên để làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không để lọt tội phạm.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đổi mới toàn diện về phương thức tổ chức và hoạt động nhằm bám sát đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước và yêu cầu của ngành cấp trên để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa còn chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành ở địa phương để làm tốt công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh hóa được tổ chức theo hai cấp:

Ở cấp tỉnh gồm: Văn phòng tổng hợp, phòng tổ chức cán bộ, phòng thống kê tội phạm và 9 phòng nghiệp vụ. Trong đó có 3 phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, bao gồm: Phòng án kinh tế và chức vụ với biên chế 9 cán bộ, Kiểm sát viên; Phòng án trật tự xã hội có 14 cán bộ, Kiểm sát viên; Phòng án ma túy có 7 cán bộ, Kiểm sát viên. Ở 27 huyện, thị xã, thành phố đều có bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự. Các phòng và bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự ở cấp tỉnh và cấp huyện đều được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự.

Tổng biên chế toàn ngành kiểm sát Thanh Hóa hiện có 340 cán bộ, kiểm sát viên, trong đó cấp tỉnh có 83 cán bộ gồm có: 52 Kiểm sát viên cấp tỉnh, 9 kiểm tra viên, chuyên viên 11, nhân viên khác 11, cấp huyện có 261 cán bộ gồm có: 190 kiểm sát viên cấp huyện, 10 kiểm tra viên, 39 chuyên viên, 17 kế toán viên, 05 cán sự. Số cán bộ, kiểm sát viên trong toàn ngành kiểm sát Thanh Hóa có trình độ đại học chiếm 100%, trong đó có 12 cán bộ, kiểm sát viên có trình độ thạc sỹ và 07 cán bộ, kiểm sát viên đang theo học sau đại học, trình độ cao đẳng là 16 cán bộ.

Về trình độ lý luận chính trị hầu hết cán bộ, kiểm sát viên đều qua các lớp lý luận chính trị từ sơ cấp đến cao cấp, cử nhân, nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức đấu tranh bảo vệ pháp chế thống nhất, có tinh thần học tập giữ vững và phát huy đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, được quần chúng nhân dân tín nhiệm và tin cậy luôn làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cán bộ kiểm sát phải "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn".

Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý, Chỉ thị 05-CT/TU, Kế hoạch 09-KH/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã hoàn chỉnh bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2005-2010, giai đoạn 2010-1015 giai đoạn 2015-2010.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ tiếp tục được quan tâm, đã đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa chuyên môn. Tiếp tục thực hiện công tác điều động cán bộ và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Bộ Chính trị. Do đó tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát hai cấp đã được sắp xếp, bố trí cán bộ, kiểm sát viên cho phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường, từng bước đã hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực, nhất là đối với những đối tượng xấu ngoài xã hội, đồng thời Viện kiểm sát nhân dân Thanh Hóa còn xử lý nghiêm những cán bộ, kiểm sát viên có biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật và vi phạm quy phạm của ngành.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của cải cách tư pháp, đặc biệt trong công tác thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm án hình sự hiện nay thì trình độ, năng lực và bản lĩnh chính trị của cán bộ, kiểm sát viên đòi hỏi cần phải nâng cao hơn nữa.

Nhìn chung về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân Thanh Hóa là phù hợp và đáp ứng yêu cầu chính trị địa phương. Cùng với việc hoàn thiện tổ chức Đảng, bộ máy chuyên môn, thì các tổ chức đoàn thể quần chúng cũng được xây dựng, củng cố hoàn thiện, đáp ứng được nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó góp phần đấu tranh, phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Những năm qua tình hình tội phạm diễn ra hết sức phức tạp. Đặc biệt là tội phạm về ma túy. Nghiêm trọng về tính chất, mức độ, thủ đoạn và hậu quả làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở địa phương. Song, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đến việc bảo đảm mục tiêu dân chủ, bình đẳng, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tranh thủ sự lãnh đạo và làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy địa phương về

công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Ngoài ra còn tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và quần chúng nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đảm bảo thực hiện tốt chức năng của Viện kiểm sát, đặc biệt là hoạt động Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra và xét xử sơ thẩm án hình sự, nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Một phần của tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma túy ( Qua thực tiễn Viện kiểm sát Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)