- Kinh tế xã hội:
2.3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ án hình sự về ma tuý
tố của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ án hình sự về ma tuý
Công tố là hình thức nhân danh lợi ích công để phát giác, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lợi ích chung ra trước Tòa án để xét
xử, nên công tố được hiểu là sản phẩm của xã hội có Nhà nước. Quyền công tố là quyền của Nhà nước, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và thay đổi theo bản chất Nhà nước. Với tính cách là một quyền lực công được bắt nguồn từ nhu cầu phải duy trì trật tự xã hội để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và những lợi ích chung có liên quan.
Quyền công tố theo bản chất của mình là quyền yêu cầu trừng trị công khai những hành vi phạm pháp liên quan đến lợi ích chung, do đó để bảo đảm tính khách quan và sự công bằng thì quyền này phải độc lập với quyền tài phán của Tòa án. Theo đó, về mặt nguyên tắc quyền công tố chỉ có thể do một cơ quan thực hiện và được gọi là cơ quan công tố.
Thực hành quyền công tố được hiểu là việc Nhà nước tổ chức ra đại diện của mình và giao cho đại diện ấy những quyền năng pháp lý để thực hiện việc buộc tội, truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội.
Ở nước ta, cơ quan Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được Quốc hội giao cho chức năng thực hành quyền công tố. Hoạt động thực hành quyền công tố được thực hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng: từ khi bắt đầu khởi tố vụ án cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc bị đình chỉ theo qui định của pháp luật;
Trong những năm gần đây, việc thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có nhiều chuyển biến so với trước, góp phần cùng cơ quan điều tra và Tòa án xử lý nghiêm minh các vụ án hình sự, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy vậy chất lượng thực hành quyền công tố thực sự còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được so với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. thực trạng này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, do đó vần có những giải pháp cụ thể để chất lượng thực hành quyền công tố thực sự mang lại hiệu quả. Trong bài viết này tôi mạnh dạn đề nghị một số giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cho việc thực hiện chức năng này:
Thứ nhất: Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và yêu cầu cải cách tư pháp
Trong lịch sử hoàn thiện bộ máy nhà nước ta, ngay từ năm 1958, thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa I và các nghị định của Chính phủ, Viện Công tố đã là một cơ quan độc lập, có tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống này được tách ra khỏi Bộ Tư pháp và được giao nhiệm vụ quyền hạn tương đối rõ ràng là thực hành quyền công tố và giám sát tư pháp. Cùng với sự phát triển của xã hội và bộ máy nhà nước, ví trí, chức năng đó của Viện kiểm sát tiếp tục được khẳng định tại Hiến pháp 1980, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 và cho đến nay là Hiến pháp 1992 sửa đổi và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và nhất là trong tiến trình cải cách tư pháp đến năm 2020 vẫn được khẳng định và đề cao. Để việc thực hiện chức năng này thực sự có hiệu quả, cần phải hiểu rõ:
- Điều 12 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, nhằm đảm bảo:
+ Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;
+ Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
+ Việc điều tra phải khách quan, toàn diện đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh;
+ Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
- Đồng thời Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát:
+ Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát (Điều 36)
+ Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên (Điều 37); + Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra (Điều 112);
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra (Điều 113); + Trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát (Điều 114) v.v...
- Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục đặt ra những yêu cầu, mục tiêu để Viện kiểm sát nhân dân nâng cao trách nhiệm pháp lý trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Thứ hai: Không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn và tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức
Kiểm sát viên là người đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Để thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đáp ứng yêu cầu yêu cải cách tư pháp, đòi hỏi cán bộ, Kiểm sát viên phải:
- Miệt mài nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, nắm vững nội dung Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các văn bản dưới luật, Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự, các văn bản hướng dẫn khác liên quan, đồng thời phải không ngừng học tập nâng cao kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ để vận dụng giải quyết đúng đắn, kịp thời các tình huống, yêu cầu công tác đặt ra trong quá trình thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
- Đề cao vai trò trách nhiệm, tận tâm, tận lực đối với công việc được giao, có tinh thần khắc phục khó khăn, cương quyết đấu tranh chống tội phạm.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thận trọng, khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm các quy chế, quy định kỷ luật của ngành.
Thứ ba: Tập trung nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là khâu đầu tiên, là hoạt động tố tụng quan trọng mở ra quá trình đấu tranh công khai của Nhà nước đối với hành vi tội phạm và người phạm tội, lúc này quyền công tố bắt đầu phát huy tác dụng của mình.Do đó để quyền công tố thực sự mang lại hiệu quả thì:
- Viện kiểm sát phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức mạng lưới tiếp nhận, quản lý thông tin tội phạm một cách kịp thời và đầy đủ, thực hiện tốt phân loại xử lý ngay từ đầu. Kiểm sát kịp thời, chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết các tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra nhằm không để xảy ra oan sai và hạn chế việc bỏ lọt tội phạm. Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát phải coi coi đây là khâu dột phát quan trọng đảm bảo nâng cao tính chủ động và vai trò quyết định của chức năng công tố trong giai đoạn khởi tố điều tra.
- Quyền khởi tố của Viện kiểm sát là quyền năng phát động quyền công tố để mở ra các giai đoạn tố tụng tiếp theo nhằm chứng minh rõ hành vi phạm tội xảy ra như thế nào, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để thực hiện tốt quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự, viện kiểm sát phải thực hiện tốt hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án như: Khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan, kiểm sát viên phải nghiên cứu nắm vững nội dung hồ sơ ban đầu, nếu thấy không có căn cứ, trái pháp luật phải yêu cầu cơ quan điều tra hủy bỏ hoặc Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Nếu quyết định khởi tố của cơ quan điều tra không đúng với hành vi phạm tội hoặc còn có tội khác chưa được khởi tố thì yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án.
Để thực hiện tốt chức năng này, Viện kiểm sát phải hiểu rõ mình có quyền chỉ đạo việc điều tra và cũng có quyền tự mình thu thập chứng cứ thông qua việc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nếu thấy cần thiết.
- Khi quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các các biện pháp ngăn chặn, Kiểm sát viên được phân công thụ lý kiểm sát điều tra phải chủ động nghiên cứu kiểm tra, xem xét tính có căn cứ và tính hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ đã đầy đủ căn cứ hay chưa để trình lãnh đạo quyết định, nhất là việc phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, bắt tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam.
Nếu quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra không đúng với hành vi phạm tội hoặc còn có tội khác chưa được khởi tố thì yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Nếu Viện kiểm sát yêu cầu mà cơ quan đã khởi tố không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra theo quy định.
Nếu thấy chưa rõ chứng cứ, Kiểm sát viên phải ban hành văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ hoặc phối hợp với điều tra viên để trực tiếp hành một số hoạt động tố tụng như ghi lời khai người bị bắt, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại... nhằm đảm bảo cho các quyết định của Viện kiểm sát có căn cứ, đúng pháp luật. Tuyệt đối không được phê chuẩn khi chưa đủ cơ sở và điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Cần chú ý đối với các tội mà định lượng là yếu tố cấu thành tội phạm, khi Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát xem xét quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can buộc phải có kết quả giám định và định giá tài sản.
Theo quy định, chỉ khi nào các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành thì họ mới phải chịu trách
nhiệm hình sự. Vì vậy các chất gây nghiện, chất hướng thần do Bộ y tế quy định không nằm trong danh mục chất ma túy do Chính Phủ quy định mà đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển… thì họ không phạm các tội về ma túy.
Viện kiểm sát cần khắc phục tình trạng ngồi chờ án, chỉ kiểm sát điều tra trên hồ sơ vụ án khi cơ quan điều tra đã kết thúc hồ sơ chuyển sang, phải tích cực bám sát tiến độ điều tra từ sau khi có quyết định phê chuẩn, Kiểm sát viên phải phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với điều tra viên để bám sát tiến độ điều tra, nghiên cứu nắm vững nội dung các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, trên cơ sở đó kịp thời phát hiện các mâu thuẫn trong lời khai của các bị can, người liên quan, người làm chứng, mâu thuẫn giữa biên bản thu giữ vật chứng với kết quả giám định, những thiếu sót, vi phạm về thủ tục tố tụng, qua đó ban hành văn bản yêu cầu điều tra. Các nội dung yêu cầu điều tra phải thật rõ ràng, cụ thể và định thời gian hoàn thành. Để đảm bảo thực hiện tốt nội dung trên, kiểm sát viên phải có phương pháp điều tra cụ thể đối với từng vụ án, đồng thời trong trường hợp cần thiết, kiểm sát viên phải tự mình tiến hành một số hoạt động điều tra để kiểm tra tính pháp lý và chính xác của các chứng cứ đã thu thập được thể hiện trong hồ sơ vụ án mà cơ quan điều tra đã làm.
- Kiểm sát viên không thụ động ngồi chờ hồ sơ vụ án và kết luận điều tra do Cơ quan điều tra chuyển tới mà phải phối hợp với điều tra viên để nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án trước khi bước vào giai đoạn kết luận điều tra, nhất là đối với những vụ án phức tạp, có nhiều bị can tham gia, vụ án mà bị can chối tội, kêu oan, lời khai của bị can trước, sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc không nhận tội, bị can khiếu nại về kết quả điều tra. Khi nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn này yêu cầu kiểm sát viên phải kiểm tra, xem xét kỹ các thủ tục về tố tụng đã đảm bảo đầy đủ, chính xác đúng quy định hay chưa, nhất là các thủ tục liên quan đến việc bắt, khám xét, thu giữ tài liệu, vật chứng có giá trị chứng minh làm rõ vụ án, về mời luật sư, người bào chữa, người giám hộ, người phiên dịch. Phải đánh giá một cách tổng thể vụ án có bao nhiêu hành vi phạm tội, tính chất, vai trò, mức độ phạm tội của từng bị can. Kiểm
tra đánh giá chính xác, khách quan, đầy đủ, toàn diện các tài liệu, chứng cứ buộc tội, vật chứng đã thu giữ, kết luận giám định của cơ quan chuyên môn, lời khai bị can, lời khai của người bị hại, lời khai nhân chứng, người liên quan, nguyên đơn, bị đơn dân sự, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Qua đó phát hiện các mâu thuẫn, vi phạm, thiếu sót để yêu cầu điều tra trước khi Cơ quan điều tra kết luận điều tra chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát truy tố nhằm khắc phục tình trạng sau khi Viện kiểm sát nhận hồ sơ và kết luận điều tra mới phát hiện thiếu chứng cứ quan trọng hoặc vi phạm nghiêm trọng về tố tụng phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
Việc nghiên cứu, đánh giá các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chính xác, khách quan, đầy đủ, toàn diện trước khi kết luận điều tra là yếu tố quan trọng để khắc phục tình trạng sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra vụ án Viện kiểm sát mới phát hiện thiếu chứng cứ quan trọng hoặc vi phạm nghiêm trọng về tố tụng phải trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều để điều tra bổ sung. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, đồng thời sẽ tạo tiền đề để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn tố tụng tiếp theo.
- Phải kiên quyết yêu cầu cơ quan điều tra chấp hành nghiêm túc các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Quyết định truy tố, quyết định đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra là những nội dung quan trọng của thực hành quyền công tố mà nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án. Do đó Viện kiểm