Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị

Một phần của tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma túy ( Qua thực tiễn Viện kiểm sát Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 37)

Tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153 km về phía Nam theo quốc lộ 1A, có tọa độ địa lý từ 19o

18 - 20o00 vĩ độ Bắc và 104o22 - 106o04 kinh độ Đông; phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km2, dân số trung bình năm 2007 khoảng 3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cả nước. Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị của Thanh Hóa có những điểm nổi bật sau:

- Nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu quan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như: tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đường 15A và đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du miền núi của tỉnh; có đường 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào...nên có nhiều điều kiện để phát triển. Thanh Hóa có đường biên giới chung với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài trên 190 km; có các cửa khẩu Na Mèo, Tén Tần... Trong đó, tại cửa khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựng thành Khu kinh tế Cửa khẩu thời kỳ 2008-2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ-CP ngày 25 tháng 4

năm 2008 của Chính phủ); đây là những lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan và các vùng lân cận thông qua hệ thống các tuyến đường xuyên Á trong khu vực.

- Trong tương lai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có khả năng sẽ được mở rộng không gian về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư phát triển nhanh hơn. Đặc biệt Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài Khu liên hợp lọc hóa dầu (công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn (tương lai sẽ là cảng nước sâu lớn ở phía Bắc), nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ được xây dựng… mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của vùng Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Thanh Hóa có nhiều dân tộc anh em sinh sống, có nền văn hóa rất đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán... Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội. Vùng núi phía Tây của tỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng yếu kém, kinh tế xã hội chậm phát triển… đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cả về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.

- Dân số

Năm 2010 dân số trung bình của tỉnh là 3,7 triệu người (lớn thứ hai trong cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh), chiếm xấp xỉ 34,6% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,4% dân số cả nước. Mật độ dân số bình quân gần 332 người/km2, gấp 1,6 lần mật độ dân số trung bình của vùng (207 người/km2

) và 1,3 lần mật độ dân số trung bình cả nước (255 người/km2

).

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-2005 là 1,0%/năm, thấp hơn mức tăng dân số của vùng Bắc Trung Bộ (1,01%) và thấp hơn mức tăng dân số trung bình cả nước (1,37%). Những năm gần đây, do công tác dân số

và kế hoạch hóa gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhận thức của nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm từ 1,17% (thời kỳ 1996 - 2000) xuống còn 1,00% (thời kỳ 2001-2005). Năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 0.78% và năm 2007 là 0,76% đạt mức phấn đấu <1,0% năm 2010;

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%, tiếp đến là dân tộc Mường chiếm 8,7%, dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc khác như H’Mông, Dao, Hoa... chiếm một tỷ trọng nhỏ. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét văn hóa đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều lễ hội và phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đang được phục hồi và phát triển theo hướng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của tỉnh, nhất là phát triển du lịch.

Về chất lượng dân số: Thanh Hóa có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức

khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi; 473 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 69 trường mầm non, 343 trường tiểu học, 56 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giáp biên do phần lớn dân cư là người dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến.

Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở Thanh Hóa rất không đều

giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2005 dân số nông thôn chiếm trên 90,2% dân số toàn tỉnh; dân số thành

thị chỉ chiếm gần 9,8%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 27%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp.

Sự phân bố dân cư giữa các huyện và các vùng trong tỉnh cũng không đều. Huyện có số dân cao nhất là Quảng Xương với 281.315 người (chiếm 7,7% dân số toàn tỉnh). Huyện có dân số ít nhất là Mường Lát và Quan Sơn chỉ chiếm gần 0,9 % dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số cao nhất ở Tp. Thanh Hóa (3.365 người/km2), thấp nhất là huyện Quan Sơn (37 người/km2) và huyện Mường Lát (39 người/km2

).

Trong những năm qua, ngoài tình trạng di cư tự do trong nội bộ các huyện vùng cao biên giới của tỉnh, đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến cũng khá đông, nẩy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý dân cư, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Vài năm gần đây, mặc dù tình trạng di cư tự do đã giảm nhưng hiện tượng vượt biên trái phép, vi phạm Hiệp định biên giới vẫn còn xảy ra, đòi hỏi phải quy hoạch phân bố sắp xếp

Một phần của tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma túy ( Qua thực tiễn Viện kiểm sát Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)