- Kinh tế xã hội:
2.3.1. Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố trong các vụ án hình sự
hành quyền công tố trong các vụ án hình sự
Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước những năm qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp. Vi phạm pháp luật xảy ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, tính chất và hậu quả ngày càng ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi và nguy hiểm hơn, đối tượng phạm tội chủ yếu là thanh thiếu
niên, số người phạm tội là người nước ngoài có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là nền kinh tế thị trường mang lại nhiều thành quả về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng để lại nhiều tác động tiêu cực đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo đói và sự phân tầng giàu nghèo sâu sắc giữa các vùng miền. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. công tác đấu tranh phòng chống tội phạm còn yếu, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác này.
Hoạt động tội phạm ở nước ta trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp, nhiều loại tội phạm tăng lên cả về số lượng và tính chất phạm tội nhất là các loại tội phạm như tham nhũng, ma túy, trị an. Bên cạnh đó khoa học công nghệ thông tin phát triển và xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế và khoa học dẫn đến phát sinh một số loại tội phạm mới và có tác động xấu đến trật tự xã hội. trong khi đó công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự có lúc, có nơi còn bất cập với tình hình xã hội, còn bị động đối phó nhất là trong việc giải quyết những vẫn đề phức tạp của xã hội mới phát sinh. Ngoài ra ở một số địa phương việc thực hiện công tác kiểm sát án hình sự chưa thực sự có chất lượng, việc duy trì công tố trước Tòa án còn thụ động, còn biểu hiện chỉ chú ý đến buộc tội, chưa chú ý đến việc gỡ tội.
Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của một bộ phận kiểm sát viên còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm còn yếu dẫn đến chất lượng công tố bị giảm sút, những vi phạm trong hoạt động điều tra, xét xử còn xảy ra nhưng không được phát hiện kháng nghị để yêu cầu khắc phục.
Công tác chỉ đạo việc thực hành quyền công tố ở Viện kiểm sát các cấp còn mang tính sự vụ. trong khi Viện kiểm sát cố gắng giải quyết số lượng các vụ án hình sự ngày một gia tăng cho kịp thời hạn tố tụng nên đã thiếu tập trung vào việc tổng kết những vấn đề lớn về đường lối truy tố, về những giải pháp có tính chiến lược để khắc phục tình hình, đấu tranh có hiệu quả đối với
các loại tội phạm nghiêm trong, thường xay ra trong xã hội. Việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới vẫn còn có những vụ, việc chưa kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến cấp dưới còn bị động, lúng túng. Bên cạnh đó các cơ quan pháp luật ở Trung ương chưa kịp thời ra văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời, thống nhất, một số văn bản áp dụng pháp luật như nghị định, thông tư không còn phù hợp với những hành vi phát sinh trong xã hội dẫn đến việc áp dụng thống nhất Bộ luật hình sự có sự khác nhau ở các địa phương, điều này cũng làm giảm hiệu quả thực hành quyền công tố.
Ngoài ra chất lượng hoạt động và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm vẫn còn bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án phạm tội nghiêm trọng chưa được đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, nên không có tác dụng răn đe, người phạm tội coi thường pháp luật và tiếp tục lôi kéo những người khác cùng phạm tội.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, mặt tồn tại còn khá phố biến là Kiểm sát viên kiểm tra hồ sơ kiểm sát chưa kỹ, chưa đầy đủ và đúng quy chế kiểm sát xét xử, nên không phát hiện được thiếu sót, vi phạm trong giai đoạn điều tra, truy tố dẫn đến Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn nhiều.
Việc thực hành quyền công tố tại phiên tòa trong nhiều vụ án ở nhiều địa phương còn kém hiệu quả, không chủ động phối hợp cùng với Tòa án để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo dẫn đến có trường hợp không bảo vệ được cáo trạng, có nơi để xảy ra truy tố oan sai, xác định không đúng tội danh hoặc đề nghị hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội. Việc tham gia xét hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa còn thiếu chủ động, chưa nhạy bén, kiểm sát viên tham gia phiên tòa chưa dự kiến được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình xét xử, nhất là những vụ án mà bị can, bị cáo phản cung chối tội dẫn đến phải tạm dừng phiên tòa để điều tra bổ sung.
Đôi khi kiểm sát viên thiếu tập trung trong quá trình xét xử, xem nhẹ lời bào chữa của Luật sư hoặc lời khai của bị cáo tại phiên tòa nên dẫn đến không làm rõ được tội trạng của bị cáo.
Quyền công tố ở phiên tòa thể hiện rõ nhất là bản luận tội của kiểm sát viên, tuy nhiên khâu này hiện nay lại là khâu yếu của đa số kiểm sát viên. Nguyên nhân này môt phần do tư tưởng xét xử án tại hồ sơ cho nên việc phân tích đánh giá chứng cứ trong bản luận tội cũng như bổ sung chứng cứ tại phiên tòa còn yếu, dẫn đến bản luận tội có nội dung tương tự bản cáo trạng.
Chức năng công tố của Viện kiểm sát là vừa buộc tội, vừa gỡ tội cho bị cáo, tuy nhiên trên thực tế bản luận tội lại chủ yếu chỉ phân tích những hành vi mang tính chất buộc tội đối với bị cáo, các tình tiết gỡ tội cho bị cáo chỉ được nhắc đến rất ít, không tập trung. Dẫn đến chất lương bản luận tội kém, thiếu tính thuyết phục và răn đe.
Một cách thể hiện quyền công tố ở phiên tòa đó là tranh tụng đối với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình cải cách tư pháp thời gian tới. tuy nhiên việc tranh tụng tại phiên tòa thực sự là một khâu yếu kém đối với đa số kiểm sát viên. nhiều kiểm sát viên còn cho rằng án tại hồ sơ nên việc tranh tụng thường sơ sài hoặc bỏ qua không thực hiện, trường hợp vụ án có luật sư tham gia thì bài phát biểu của luật sư không được quan tâm hoặc không được xem là chứng cứ trong vụ án. Đôi khi kiểm sát viên không tích cực tranh luận tại phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bác bỏ việc bào chữa sai trái hoặc những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ vụ án, mà ỷ lại cho Hội đồng xét xử quyết định.
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hành quyền công tố, nhưng chưa có những quy định để đảm bảo cơ chế thực hiện chức năng này trong các giai đoạn tố tụng nhất là trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. ở giai đoạn này vị trí vai trò của
Viện kiểm sát nhân dân chưa được rõ ràng, chưa có những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên khi duy trì quyền công tố tại phiên tòa. Bộ luật Tố tụng hình sự và luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân mới chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc của hoạt động công tố tại phiên tòa, dẫn đến tinh thần trách nhiệm của kiểm sát viên còn chưa cao, có những trường hợp còn sa sút về ý chí và thoái hóa phẩm chất, đã làm những việc sai trái,làm giảm sút hiệu quả thực hành quyền công tố.
Thời gian qua, việc tổ chức thực hành quyền công tố còn hạn chế, chưa đầy đủ và toàn diện theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Viện kiểm sát các cấp chưa thể hiện tính độc lập của mình trong việc thực hành quyền công tố, còn thụ động ngồi chờ án từ cơ quan điều tra chuyển sang, còn nể nang, ngại va chạm với cơ quan hữu quan trong đấu tranh chống tội phạm, những biện pháp nghiệp vụ để thực hành quyền công tố còn kém hiệu quả, chưa làm tốt công tác kiểm sát ngay từ đầu dẫn đến chất lượng hồ sơ chứng cứ nhiều vụ còn yếu không đưa ra truy tố được, hồ sơ vụ án còn phải trả lại để điều tra bổ sung nhiều lần làm cho việc giải quyết án còn kéo dài.
Hệ thống cơ quan điều tra ở nước ta tuy đã thành lập nhưng còn cồng kềnh, kém hiệu quả. khả năng phát hiện điều tra các loại tội phạm còn bất cập với tình hình, nhất là tội phạm tham nhũng, buôn lậu, tội phạm do những người có chức vụ trong cơ quan nhà nước thực hiện, tội phạm công nghệ cao. Sự phối hợp giữa cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác trong việc thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đang còn thiếu chặt chẽ… Vì thế tình trạng bỏ lọt tội phạm còn nhiều, tội phạm ẩn còn cao nên gây nhiều phản ứng trong nhân dân.