Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự về ma túy ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma túy ( Qua thực tiễn Viện kiểm sát Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 60 - 72)

- Kinh tế xã hội:

2.2.2.2 Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự về ma túy ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

hình sự về ma túy ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Thanh hóa là một tỉnh rộng, người đông, có cả 4 vùng (ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi). Phía bắc và Tây giáp tỉnh Ninh bình, Hòa Bình, Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp Biển Đông có bờ biển dài 102km, phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có đường biên giới dài 192km, dân cư phân bố không đều, thành thị 9,3%, nông thôn 90,7%. Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 11 huyện miền núi, dân số chiếm trên một triệu người, có khoảng 60 vạn đồng bào của 6 dân tộc ít người sinh sống tại 222 xã, có 120 xã vùng cao nhưng 80% số xã trên thuộc xã đặc biệt khó khăn.

Việc trông cây thuốc phiện của một số đồng bào dân tộc phía tây Thanh Hóa cơ bản đã được xóa bỏ, tuy nhiên việc tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy đang còn diễn ra khá phổ biến nhất là những địa bàn giáp danh với nước bạn Lào. Lợi dụng địa bàn rừng núi hiểm trở nên các đối tượng phạm tội thường cắt rừng để tranh sự phát hiện, truy bắt hoặc khi phát hiện có lực lượng chống tội phạm ma túy thì vứt vật chứng xuống vực hoặc vào lề đường nhằm phi tang. Bên cạnh đó việc di dân tự do của đồng bào dân tộc Hmông ở các tỉnh phía bắc như Lào Cai, Yên bái, cao bằng, Tuyên Quang…) vào khu vực núi cao của các huyện Mường lát, Quan Sơn, Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa kéo theo hàng loạt các tệ nạn xã hội

như tội phạm và tệ nạn về ma túy, làm cho tình hình tội phạm ma túy ở Thanh Hóa phức tạp và khó kiểm soát hơn.

Với địa bàn giáp danh với nước bạn Lào rộng lớn (192km), địa hình tương đối hiểm trở, cách xa tỉnh lỵ, dân cư sống chủ yếu ỏ đó là đồng bào dân tộc Hmông, họ có những phong tục tập quán khác nhau và thường xuyên có sự di dân từ nơi này đến nới khác, do vậy việc quản lý về hành chính cũng như trật tự xã hội thực sự rất khó khăn.

Ở nước bạn Lào, tại các vùng biên giới giáp Việt Nam, tình tình tội phạm về ma túy diễn biến khá phức tạp, họ lôi kéo đồng bào dân tộc ít người của các huyện miền núi Thanh hóa tham gia và việc vận chuyển, mau bán trái phép chẩt ma túy, dẫn đến tội phạm về ma túy ngày càng gia tăng ở các vùng trê. Trong 05 năm qua, việc xử lý các vụ án hình sự về ma túy có yếu tố nước người như mua bán, vận chuyển qua biên giới, các đối tượng là người Lào vận chuyển, mua bán vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hoặc là các đối tượng là người Việt Nam vượt biên sang Lào mua bán trái phép chất ma túy diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên do chính sách hình sự của mỗi nước khác nhau nên việc xử lý hình sự đối với các đối tượng là người nước ngoài (đặc biệt là các đối tượng người Làp) gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải gia hạn điều tra vụ án hoặc có đối khi phải đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vì không phối hợp đấu tranh được.

Từ tình hình trên, việc thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án về ma túy cũng có những đặc điểm riêng.

Để đạt được những kết quả khả quan, ngành kiểm sát tỉnh Thanh Hóa đã có sự chỉ đạo quản lý, kiểm tra chặt chẽ, sát sao từ cấp trên đến cấp dưới, xác định công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa mang tính cấp bách trước mắt, nhưng đồng thời cũng la công việc phải tiến hành lâu dài. Các hoạt động trong ngành luôn tranh thủ sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên cũng như là sự chỉ đạo và

phối hợp của Đảng ủy và chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan về tệ nạn kéo theo sự phát triển về tội phạm ma túy.

Thanh Hóa là một tỉnh rộng mà địa bàn tương đối phức tạp do vậy các loại tội phạm về ma túy như tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy diễn biến khá phức tạp, năm sau cao hơn năm trước. Hành vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, tội phạm xảy ra tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi có đường biên giới giáp với nước bạn Lào và khu vực đông dân cứ như thị xã, Thành phố. Trong năm năm từ 2005 - 2010 đã khởi tố điều tra 2113 vụ, 2202 bị can, truy tố, xét xử đạt 98%, không có vụ án nào Tòa án tuyên không phạm tội hoặc phải đình chỉ vụ án vì không chứng minh được tội phạm.

Kết quả trên cho thấy công tác thực hành quyền công tố về việc giải quyết án ma túy thực sự mang lại hiệu quả.

- Giai đoạn điều tra: do làm tốt công tác phân loại xử lý tin báo tố giác tội phạm ngay từ đầu nên các vụ án khởi tố đều có căn cứ và đúng pháp luật. Qua công tác thực hành quyền công tố phát hiện và yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố thêm hàng chục bị can trong các vụ án đồng thời mở rộng điều tra ra nhiều địa bàn khác ngoài tỉnh.

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can là hoạt động đầu tiên của quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và vụ án về ma túy nói riêng. Chính vì thế các thủ tục ban đầu của việc thực hành quyền công tố không thể tránh khởi các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên các vụ án ma túy thường có đặc điểm riêng, do vậy các quy định trên không thể áp dụng một cách triệt để được.

Đa số các vụ án ma túy đều là phạm tội bị bắt quả tang, hoặc cơ quan điều tra phải sử dụng đặc tình trong một thời gian dài để trinh sát mới phát hiện ra đối tượng. Do đó thời gian điều tra bao giờ cũng dài kể từ khi nhận được tin báo tố giác tội phạm cho đến khi vụ án được khởi tố. Điển hình là vụ án

Vận chuyển trái phép chất ma túy xảy ra năm 2009 do một đối tượng là người Lào vận chuyển 462 000 viên ma túy tổng hợp có trọng lượng 41.465 gam có thành phần Methamphetamin bằng xe ôtô 04 chỗ đi từ thành phố Vinh, Nghệ An ra Hà Nội bị lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện bắt quả tang. Vụ án này sau khi xét xử đã tuyên bị cáo mức án cao nhất là tử hình. Hai là vụ án mua bán trái phép chất ma túy của 02 đối tượng là Giàng A Páo ở Mộc châu - Sơn La và Trần Đăng Bình và đồng bọn (10 đối tượng) ở Thành phố Thanh Hóa trong năm 2007 đã mua bán tổng cộng 11 bánh hêrôin (tương đương 4125 gam), vụ án này cơ quan điều tra phải cài lực lượng trinh sát vào đường dây mua bán trái phép này trong một thời gian dài mới phát hiện được thủ đoạn cũng như hành trình mua bán của các đối tượng và phá án một cách thành công. VỤ án này sau khi xét xử đã tuyên 06 bị cáo ở mức hình phạt cao nhất là tử hình và 06 bị cáo còn lại án từ 20 năm đến chung thân.

Việc thực hiện quyền công tố trong giai đoạn khởi tố là hết sức quan trọng, nó góp một phần không nhỏ trong việc giải quyết vụ án đạt kết quả tốt. nếu như khởi tố đúng người, đúng tội thì việc truy tố xét xử sau này dễ dàng và nhanh chóng, nhưng nếu như khởi tố không đúng người, đúng tội thì việc điều tra, truy tố, xét xử sau này gặp phải nhiều khó khăn như phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hoặc dẫn đến tuyên bố bị cáo không phạm tội hoặc không chứng minh được tội phạm.

Về nguyên tắc việc khởi tố bị can chỉ sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, việc ra quyết định khởi tố bị can của cơ quan Cảnh sát điều tra với mục đích là nhằm xác định về mặt pháp lý một con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm và quyết định khởi tố bị can đó sẽ trực tiếp hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp thuộc về nhân thân của người bị khởi tố. Tuy nhiên trên thực tế ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh hóa đang còn gặp khó khăn trong vấn đề này. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, khi khởi tố bị can phải có lý lịch bị can rõ ràng, xác định hành vi

phạm tội cụ thể để khởi tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đối với các vụ án ma túy, giám định xác định định lượng và thành phần chất ma túy là căn cứ chính để có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không. Chính vì vậy kể từ khi bắt tạm giữ đối tượng phạm tội cho đến khi khởi tố bị can thường phải kéo dài để chờ kết luận giám định và xác minh lý lịch bị can. Mặc dù đối tượng bị bắt quả tang nhưng có những vụ án phải gia hạn tạm giữ đến lần hai mới khởi tố bị can được.

Ở một số huyện miền núi Thanh Hóa có đường biên giới giáp với nước bạn Lào là địa bàn thường xảy ra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Lào vào Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây tất cả các vụ án ma túy mà đối tượng là người Việt Nam đang Lào mua ma túy của đối tượng là người ở bên Lào, có quốc tịch Lào, có tên, tuổi, địa chỉ cụ thể, rõ ràng nhưng việc phối hợp thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp ký kết ngày 06 tháng 7 năm 1998 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giữa các ngành, các cơ quan có thẩm quyền ở hai nước chưa đầy đủ. Do đó các đối tượng người Lào bán ma túy cho người Việt Nam không được xem xét xử lý. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn ma túy chuyển từ Lào vào Việt Nam không được ngăn chặn.

Hiện tại ở Thanh Hóa, tội phạm về ma túy mang tính chất nhỏ lẻ xảy ra liên tục và có chiều hướng gia tăng do các đối tượng đã xa vào con đường nghiện ngập chưa được quản lý chặt chẽ đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc, vì vậy tình hình nghiện nghập ngày càng gia tăng đồng thời lôi kéo người khác vào con đường nghiện ngập và phạm tội về ma túy. Các đối tượng nghiện phần lớn gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên họ thường mua đi bán lại ma túy và giữ một phần để sử dụng cho bản thân. Trong thời gian qua mặc dù các cấp, các ngành và nhất là các cơ quan chức năng như các cơ quan tố tụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường biện pháp phối hợp đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, song nhiều nơi nhất là ở cơ sở từ thôn bản, đến khối phố còn buông lỏng quản lý đối với những người nghiện, thiếu trách

nhiệm trong công tác quản lý nên gây khó khăn rất nhiều trong công tác điều tra, bởi những đối tượng nghiện có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng thường xuyên vắng mặt hoặc ở nơi khác không đăng ký tạm trú sau đó phạm tội, đây là lý do dẫn đến cơ quan điều tra phải đi nhiều nơi để xác minh nhân thân bị can, bị cáo cho phù hợp.

Mặc dù có nhiều khó khăn bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng cùng với sự nỗ lực của những người tiến hành tố tụng, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh cho nên các vụ án đã được khởi tố điều tra đều đạt kết quả tốt, trong những năm qua không có trường hợp nào phải đình chỉ không tội hoặc oan sai trong giai đoạn khởi tố điều tra hay bỏ lọt tội phạm.

Để đạt được những kết quả nêu trên, trong việc thực hiện chức năng của mình Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xác định hoạt động của ngành có vị trí quan trọng trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng để từ đó có kế hoạch công tác cụ thể đối với từng mảng nghiệp vụ, các định biện pháp,tiêu chí cụ thể để thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố một cách tốt nhất.

Thực tiễn cho thấy công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy có hiệu quả trong công tá thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra. Yêu cầu đặt ra đối với công tác này là phải căn cứ vào diễn biến tình hình tội phạm ở địa phương mình để chỉ đạo hướng dẫn kịp thời và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để chấn chỉnh những thiếu sót trong việc kiểm sát điều tra và lập hồ sơ kiểm sát của cấp dưới. do đó trong thời gian qua công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa luân hoàn thành chỉ tiêu công tác. Không có vụ án nào Viện kiểm sát cấp trên chuyển xuống cấp dưới để ủy quyền điều tra, truy tố mà phải trả hồ sơ điều tra bổ sung hay đình chỉ không tội. Đây cũng là một trong những mặt mạnh của ngành kiểm sát Thanh Hóa.

Trong những năm gần đây, công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều tiến bộ. Mặc dù số vụ án hình sự phải xét xử ngày càng gia tăng, cùng với sự gia tăng phức tạp của tình hình tội phạm: nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, số lượng bị cáo tham gia đông, tính chất phức tạp, được dư luận quan tâm… như vụ Giàng A Páo cùng đồng bọn (11 tên) phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, vụ án này là án truy xét, khi bắt quả tang chỉ thu được 02 bánh ma túy tương đương 675 gam hêrôin nhưng qua điều tra các đối tượng đã khai cùng mua bán với nhau tổng cộng 11 bánh hêrôin tương đương 4125 gam… Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phân công các Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự một cách có hiệu quả, đảm bảo mục đích của thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm án hình sự là truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thực sự trở thành một trong những công cụ có hiệu quả của ngành kiểm sát trong đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa phương như vụ án trên, Kiểm sát viên đã bảo vệ thành công bản cáo trạng và đề nghị tuyên phạt 06 bị cáo tử hình, 06 bị cáo có mức án từ 20 năm đến chung thân. Trong 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tham gia thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm án hình sự 2127 vụ, 2453 bị cáo. Với số lượng vụ án hình sự về ma túy Viện kiểm sát đã tham gia thực hành quyền công tố như trên, hoạt động này của Viện kiểm sát Thanh Hóa đã đạt được các ưu điểm:

Trước hết trong việc nghiên cứu hồ sơ của các kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, trong những năm qua đã đi vào nề nếp. Đặc biệt là từ khi ngành kiểm sát thực hiện thông khâu, tạo điều kiện cho kiểm sát viên nắm chắc nội dung, các chứng cứ, tài liệu của vụ án ngay từ khi

Một phần của tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma túy ( Qua thực tiễn Viện kiểm sát Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)