Đặc điểm về quy trình công nghệ :

Một phần của tài liệu Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10.DOC (Trang 34 - 36)

Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất . Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu và bao gồm các máy chuyên dùng như : may, thêu,là, ép, ... Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như :cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây chuyền như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản

phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm này.

Ở công ty May 10 ,công tác chỉ đạo hướng dẫn kĩ thuật được triển khai từ các phòng ban xuống các tổ sản xuất và từng công nhân.Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may, lắp giáp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm sản xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao.Với công ty May10 trong cùng một dây truyền sản xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau :

Nguyên phụ liệu

Cắt trải vải → đặt mẫu →dắt sơ đồ→ cắt May:may bộ phận phụ→ ghép thành phẩm Là,gấp Đóng gói Nhập kho Giặt,mài,tẩy thêu

Trên đây là sơ đồ dây chuyền sản xuất của công ty May10. + Công đoạn cắt:

Nguyên liệu được đưa lên xưởng. Sau khi trải vải, công nhân tiến hành giát sơ đồ sao cho tiết kiệm được nguyên liệu nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tùy theo thiết kế mà sau khi cắt xong, sản phẩm cắt có thể được đem đi thêu hay không.

+ Công đoạn may:

Các sản phẩm cắt ở bộ phận phụ trợ được đưa lên tổ may để ghép các sản phẩm cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó các sản phẩm này được đưa tới các phân xưởng mài, giặt, tẩy trắng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng.

+ Công đoạn là:

Các thành phẩm đã được làm sạch, làm trắng được đưa xuống bộ phận là để chuẩn bị đóng gói.

+ Công đoạn gói:

Tổ hoàn thiện thực hiện nốt giai đoạn cuối là đóng gói thành phẩm. + Công đoạn nhập kho:

Bộ phận bảo quản tiếp nhận những sản phẩm hoàn thiện đã được đóng gói, lưu trữ và xuất kho tiêu thụ trên thị trường.

Nhìn chung ,ở từng giai đoạn công ty đều sử dụng công nghệ mới có thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao; hao phí nguyên vật liệu thấp. Vì vậy, có thể giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10.DOC (Trang 34 - 36)