Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng

Một phần của tài liệu Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10.DOC (Trang 71 - 75)

khác để các công cụ tương trợ nhau,khắc phục những nhược điểm, từ đó hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của công ty và công tác quản lý chất lượng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

3.1.5.3 Xây dựng bộ phận kiêm nhiệm và đào tạo chuyên sâu về quản lý chất lượng bằng thống kê lượng bằng thống kê

Việc xây dựng một bộ phận chuyên môn đảm nhận việc quản lý chất lượng bằng thống kê để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với bộ phận này,công ty phải đào tạo một cách chuyên sâu,bài bản,hệ thống,chính thức và chuyên môn hóa cao về nghiệp vụ thống kê, về kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm.Bộ phận này phải nắm vững các phương pháp kiểm tra thống kê để có thể áp dụng vào khai thác một cách triệt để ưu thế của công cụ này và kiểm soát diễn biến chất lượng một cách chặt chẽ.Trên cơ sở đó,ban lãnh đạo công ty có cơ sở ra quyết định đúng đắn về những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Công ty nên chú trọng đầu tư cả việc đào tạo chuyên sâu về thống kê cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.Vì nếu mỗi cá nhân có kiến thức cơ bản về chất lượng sản phẩm,có am hiểu tường tận về sử dụng các công cụ thống kê trong sản xuất thì công ty sẽ giảm được gánh nặng và áp lực cho bộ máy quản lý của mình.Ngoài ra,công ty sẽ giảm được số sản phẩm khuyết tật trong quá trình sản xuất.Chính vì thế,việc đầu tư cho đào tạo những kiến thức về chất lượng sản phẩm, về sử dụng công cụ thống kê trong quản lý chất lượng sản phẩm là việc đầu tư lâu dài cho tương lai và là một việc làm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho công ty.

3.1.5.4 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm phẩm

Khi thực hiện quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 thì chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ quản trị tốt hơn tuy vậy vẫn chưa đáp ứng

được hoàn toàn quá trình kiểm soát sản phẩm trong các bộ phận. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn về sản phẩm nhiều khi không được áp dụng thống nhất trong các đơn vị, bộ phận gây ra sự sai sót, sai lệch.Các quy định biểu thị chất lượng sản phẩm đó cũng chưa hoàn toàn có khoa học và hệ thống.Bởi vậy cán bộ quản trị chất lượng cần phân tích định tính và định lượng sản phẩm, cần rút ra được nhận xét, kết luận đúng đắn và càng hoàn thiện thêm hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000

Sự đánh giá chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nếu chỉ thông qua hệ thống quản trị chất lượng toàn công ty một cách tổng quát thì hiệu quả không cao sẽ dẫn đến hiện tượng không hiểu biết được mình cần nâng cao chất lượng ở chỗ nào và ở đâu là hiệu quả nhất. Điều này khiến doanh nghiệp cần bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong mỗi bộ đơn vị thì sẽ hoàn chỉnh hơn.

Doanh nghiệp có thể tiến hành theo các phương thức sau:

- Đưa thêm chỉ tiêu vào đánh giá việc thực hiện chất lượng sản phẩm càng quan tâm rằng ở những người ở công đoạn sau của quá trình sản xuất chính là khách hàng của người ở công đoạn trước vì vậy cần đảm bảo chất lượng ngay trong quá trình thực hiện công việc trong đơn vị mình.

- Thống kê số lỗi ký thuật xảy ra khi khảo sát thiết kế, thẩm định, kiểm định của dự án từ đó tính ra các chỉ tiêu phần trăm rồi so sánh chi phí cho việc sửa lỗi này, chi phí cơ hội khi không sửa chữa lỗi kỹ thuật này …

- Thống kê số hợp đồng vi phạm tiêu chuẩn chất lượng ISO từ đó tính các chỉ tiêu phần trăm số hợp đồng vi phạm để có chính sách khắc phục kịp thời.

3.1.5.5 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên

Cùng với quá trình đổi mới nhận thức của cán bộ, nhân viên một cách từ từ, lâu dài, và hiệu quả. Doanh nghiệp cần duy trì thường xuyên các hoạt động đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân

viên..đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ của thị trường và với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.

Tuỳ vào vị trí chuyên môn, trách nhiệm quyền hạn của người cán bộ, nhân viên mà cần đào tạo, bổ trợ kiến thức chuyên môn cho phù hợp.

Đối với cán bộ quản trị trong doanh nghiệp thì các kiến thức chuyên môn cần học tập và nâng cao là:

+ Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp hiện đại, quản trị chất lượng sản phẩm, kiến thức tổng hợp về quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị quá trình sản xuất…

+ Rèn luyện nâng cao chất lượng quản trị như: Kỹ năng kỹ thật là “Tổ chức lao động khoa học, kỹ năng quan hệ với con người chính là khả năng làm việc cùng, hiểu và khuyến khích người khác trong quá trình hoạt động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong quá trình thực hiện công việc có như vậy mới thu hút được mọi người tham gia xây dựng một hệ thống quản trị chất lượng đồng bộ, thu nhận được thông tin ngược chiều về việc đảm bảo của người lao động khi tạo ra những sản phẩm dịch vụ đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn do doanh nghiệp, do nhà nước quy định.

+ Rèn luyện khả năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh để xây dựng một hệ thống quản trị chất lượng linh hoạt không cứng nhắc, rập khuôn, đảm bảo thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng biến động.

Đối với cán bộ quản trị chất lượng trong doanh nghiệp các kiến thức chuyên môn cần học hỏi nâng cao như sau:

- Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho các cá nhân, bộ phận thực hiện việc xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng, nội dung phương pháp và trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã xác định bằng các phương tiện thích hợp, như là: lập kế hoạch, điều khiển chất lượng nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống với hiệu quả cao nhất.

- Am hiểu sâu sắc các triết lý quản trị của bộ ISO 9000 để triển khai và áp dụng vào doanh nghiệp một cách thích hợp với thực tiễn.

Để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức sau:

- Mời các chuyên gia trong ngành về giảng dạy truyền đạt kiến thức cho cán bộ, nhân viên. Tổ chức các lớp học ngắn hạn, các cuộc thảo luận, bàn bạc theo nhóm do các chuyên gia hay các nhân viên có kinh nghiệm chủ trì để truyền đạt những kinh nghiệm cho các nhân viên trẻ.

-Cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo chính quy và không chính quy, đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở các trường đại học và các trung tâm khoa học, đây là hình thức đào tạo có hiệu quả cao, các cử nhân sau một thời gian làm việc khi được quay lại trường học tập nâng cao sẽ tiếp thu kiến thức chuyên môn, từ thực thiễn tốt hơn.

Giải pháp này khi được thực thi sẽ cho hiệu quả cao đối với việc cải tiến hệ thống chất lượng của doanh nghiệp. Trình độ của nhân viên sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm, hoàn thành các mục tiêu chất lượng , việc nâng cao trình độ chuyên môn sẽ làm giảm sai sót trong khâu thiết kế, trong công việc thiết kế..nhờ đó làm giảm chi phí kinh doanh, tăng tính sáng tạo của con người trong công việc bởi thế chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

Để giải pháp có khả năng thực thi cần có các điều kiện sau:

Một là: Ban lãnh đạo doanh nghiệp trên cơ sở tình hình thực tế của công việc và nhu cầu về lao động mà doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên.

Hai là: Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết cung cấp nguồn lực tài chính và có những hành động cụ thể cho việc đào tạo, tập huấn.

Ba là: Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các phong trào học hỏi, tạo ra các động lực lao động bằng cả vật chất và tinh thần để khuyến khích lao động hăng say.

3.1.5.6 Xây dụng lực lượng triển khai hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm theo ISO 9001-2000. ISO 14000

Trên cơ sở ban chuyên trách về chất lượng, doanh nghiệp cần tiến tới thành lập một phòng quản lý để tập trung nỗ lực phân tích các khác biệt, điều chỉnh hoặc khắc phục các khoảng cách bên trong hệ thống chất lượng, biên soạn sổ tay chất lượng, thúc đẩy và phục vụ giúp các cá nhân, biên soạn các thủ tục quy trình một cách bài bản, triệt để hơn.

“Con người là yếu tố quyết định” điều này lại càng đúng với lực lượng nhân lực quản lý chất lượng. Đặc biệt, nó càng có ý nghĩa quyết định cho việc duy trì và cải tiến hệ thống quản trị chất lượng, Doanh nghiệp nên thành lập một ban chỉ đạo với sự tham gia của: Giám đốc, trưởng phó phòng ban, trưởng các dự án, cố vấn trưởng, giám sát viên. Ban này có các nhiệm vụ sau:

+ Thúc đẩy việc triển khai áp dụng trong từng đơn vị

+ Cung cấp đầu vào của từng hoạt động trong doanh nghiệp + Xem xét tình trạng triển khai khi áp dụng tại đơn vị của mình + Giải quyết các khác biệt, tranh cãi

+Cung ứng nguồn lực cần thiết của đơn vị mình

Một phần của tài liệu Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10.DOC (Trang 71 - 75)

w