Áp dụng TQM vào xây dựng chính sách kiểm soát chấtlượng

Một phần của tài liệu Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10.DOC (Trang 75 - 78)

bộ

Công ty May 10 đã xây dựng một chính sách kiểm soát chất lượng toàn diện trong hoạch định, thiết kế, sau đó là trong sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, để quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả hơn công ty có thể tiếp cận quản lý chất lượng theo TQM( Total Quality Management) nghĩa là quản lý chất lượng đồng bộ.

Theo TQM, doanh nghiệp có đổi mới về nhận thức quản lý là làm chất lượng và quản lý chất lượng ở tất cả các khâu, tất cả các phân hệ và đối với tất cả các thành viên tham gia quá trình. Cụ thể là các công việc sau:

Đào tạo về chất lượng: công ty đào tạo nâng cao và chuyển đổi nhận thức về chất lượng theo TQM

Quản trị công việc thường nhật : công ty có thể quy định các tiêu chuẩn công việc để quản trị công việc thường nhật nề nếp và hiệu quả hơn. từ đó nắm được diễn biến chất lượng từng ngày, góp phần hạn chế những sai sót về chất lượng trong sản xuất ngay từ khi các vấn đề gây sai sót vừa xuất hiện.

Quản trị chính sách chất lượng: TQM không chỉ đảm bảo doanh nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu chất lượng đã đặt ra mà quan trọng hơn nhiều là cải tiến chất lượng sản phẩm. Do đó, việc quản trị chính sách chất lượng là vấn đề quan trọng mà công ty cần thực hiện nhằm đạt được sự cải tiến có hệ thống và liên tục trong doanh nghiệp.

Quản lý chéo chức năng: công ty nên thực hiện cơ cấu tổ chức chéo- chức năng bởi vì đây là một mô hình tổ chức có cấu trúc tương đối khoa học, tạo sự thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

Xây dựng các nhóm kiểm soát chất lượng (QC- Quality Control Circles). Công ty nên thành lập các nhóm công nhân tự nguyện tham gia các hoạt động TQM để cải tiến chất lượng.

Việc hình hành nên chất lượng sản phẩm là cả một quá trình từ khâu đầu đến khâu cuối, trong đó hoạch định, thiết kế, xây dựng kế hoạch chất lượng sản phẩm là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình này và muốn đảm bảo chất lượng cả quá trình thì việc đảm bảo chất lượng từ khâu đàu tiên là rất quan trọng. Trong giai đoạn hoạch định, thiết kế, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phải dựa trên yêu cầu của khách hàng và các mục tiêu,chính sách chất lượng của công ty và phải được văn bản hóa.

Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ các kế hoạch bởi cấp có thẩm quyền là điều rất quan trọng để đảm bảo các kế hoạch có tính khả thi.

Kiểm soát chất lượng trong sản xuất là khâu tiếp theo cũng không kém phần quan trọng. Nếu hoạch định đúng mà sản xuất không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế,hoạch định thì chất lượng sản phẩm cũng theo đó mà giảm, vì vậy cần kiểm soát chất lượng chặt chẽ ở khâu này.

QC trong tiêu dùng cũng phải chú trọng không kém.Công ty phải có chính sách hậu mãi, điều tra thị trường để nắm bắt sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm của mình, để từ đó có thể xây dựng các kế hoạch chất lượng sản phẩm hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm là vấn đề chung mà mọi thành viên trong công ty ít nhiều đều có trách nhiệm, từ cấp cao nhất là giám đốc doanh nghiệp đến các bộ phận quản lý và người lao động. Chính sách quản lý chất lượng toàn diện này sẽ phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng đến từng cấp trong công ty, từ đó đôn đốc tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn doanh nghiệp.

Giám đốc là người chỉ đạo là quản lý mọi hoạt động của công ty và thực hiện phân quyền cho các quản lý cấp dưới. Đây là sự quản lý tổng hợp đòi hỏi giám đốc phải có khả năng đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Ngoài ra giám đốc còn có chức năng giám sát các hoạt động của toàn doanh nghiệp để nắm rõ thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra và có sự điều chỉnh khi cần thiết.

Việc xác định các chỉ tiêu chất lượng và lập các ban tác nghiệp để phổ biến đến các xưởng sản xuất khi thực hiện các mẫu sản phẩm mới là trách nhiệm của phòng kế hoạch,phòng kỹ thuật và một số nhân viên có liên quan. Công tác này phải được thực hiện một cách chính xác, các chỉ tiêu chất lượng phải hợp lý đảm bảo tính khả thi dưạ trên cơ sở tính chất của sản phẩm, của

nguyên vật liệu…..Hoạt động này được sự giám sát của giám đốc công ty và các lãnh đạo cấp cao khác.

Sự quản lý sản xuất tại mỗi phân xưởng sản xuất được giao cho các tổ trưởng sản xuất dưới sự giám sát của phó giám đốc điều hành sản xuất, là cao hơn nữa là giám đốc. Các tổ trưởng có nhiệm vụ bố trí nhân lực trong tổ mình theo từng ca làm việc, theo dõi các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cùng với đội ngũ KCS để kịp thời điều chỉnh hoạt động của tổ khi cần thiết.Hàng ngày tổ trưởng phải gửi báo cáo về số lượng sản phẩm sản xuất được cũng như số sản phẩm sai hỏng lên phòng kế hoạch và phòng QA để có các biện pháp sử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10.DOC (Trang 75 - 78)

w