3.2.4.1 Phát triển hệ thống thông tin, nâng cao khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thông tin
Hiện nay trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin,việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, cụ thể là trong kiểm soát diễn biến chất lượng sản phẩm là một xu thế mà công ty cổ phần May 10 không bỏ lỡ.
Hiện nay trong các phòng ban trong bộ máy quản lý của công ty bao gồm cả các quản lý phân xưởng sản xuất đều sử dụng máy vi tính và mạng Internet nội bộ để theo dõi diễn biến chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên hoạt động kiểm soát chất lượng đạt hiệu quả cao hơn, công ty có thể tăng cường áp dụng công nghệ thông tin bằng cách trang bị máy vi tính và Internet nội bộ tại các bộ phận quản lý phân xưởng. Điều này đem lại hiệu quả rất cao vì nó giúp ban lãnh đạo công ty có thể theo dõi diễn biến sản xuất, diễn biến chất lượng hàng ngày một cách chính xác, nhanh chóng ngay tại văn phòng của mình thông qua các báo cáo được gửi từ các bộ phận khác hay có thể theo dõi qua hệ thống camera được lắp đặt trong toàn công ty. Nó còn tiết kiệm thời gian và chi phí trong quản lý cho công ty.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu về truyền thông thu nhập, xử lý thông tin trong doanh nghiệp thì trong thời gian tới doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sau:
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ thuận tiện, hiện đại tạo sự thông suốt của thông tin đảm bảo truy cập thông tin nhanh chóng.
- Tổ chức hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho công tác thẩm định, khảo sát thị trường. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mạng thông tin nội bộ, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện trao đổi thông tin cho cán bộ quản trị chất lượng, cho nhân viên.
3.2.4.2 Sử dụng công nghệ thông tin để phân lọai,phân hạng bằng hệ thống mã số,mã vạch.
Để khắc phục tình trạng hàng giả hàng nhái sản phẩm của May 10 và nâng cao chất lượng quản lý thông tin sản phẩm từ nguyên vật liệu, mẫu mã, kích cỡ đến tình trạng xuất nhập kho, giá bán, tồn kho ở cửa hàng, từ tháng 10 năm 2008, May 10 đã chính thức triển khai áp dụng hệ thống Công nghệ thông tin “Garment S@les 2010” trên phạm vi toàn quốc.
Qua hơn 60 năm liên tục phấn đấu đi lên, phát huy từ truyền thống "anh bộ đội Cụ Hồ" năm xưa, May 10 hôm nay đã vững vàng đứng trong Top 10 thương hiệu nổi tiếng ngành Dệt May, một dấu son trong “bản đồ may mặc” Việt Nam. Để đẳng cấp thương hiệu của mình luôn được khẳng định, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên May 10 đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thách thức bằng những bước đi táo bạo, hợp lý hoá quản lý, không ngừng cải tiến các khâu tổ chức sản xuất, thường xuyên đổi mới trang thiết bị, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, trau dồi đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, thiết kế thời trang và công nhân lành nghề.
Đến nay, mỗi năm May 10 đã có 15 triệu sản phẩm xuất khẩu sang khắp các châu lục Âu, Á, Mỹ với những thương hiệu nổi tiếng như Pierre Cardin, Alain Delon, Express, Tommy, Seildensticker, Camel, Jacques Britt, Celio, Jactissot, Harvest, Van Heusen, Portfolio, Gap, Leo Storm, Yoyama, May 10 M Series...
Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho ngành may mặc nói chung và May 10 nói riêng. Tuy nhiên, thách thức trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt. Để cạnh tranh được với những công trường sản xuất lớn và nhiều kinh nghiệm như Trung Quốc, Banglades và vượt qua được những yêu cầu ngặt nghèo về quản lý sản phẩm, bảo vệ sản phẩm của mình trước nạn hàng giả tràn lan trên thị trường, lãnh đạo May 10 đã nhìn thấy trước sự cần thiết của việc áp dụng công nghệ quản lý thông tin trong quá trình sản xuất.
Trước đây, công đoạn gắn mã vạch cho sản phẩm được thực hiện một cách thủ công từ kho và không được quản lý đồng bộ bằng hệ thống dữ liệu quản lý sản phẩm. Điều này mang tới rủi ro khi một số đại lý đánh tráo hàng giả và gán mã vạch may 10 bán cho khách hàng, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh Công ty. Mặt khác, khi không có phương tiện quản lý thông tin sản phẩm từ nguyên vật liệu, mẫu mã, kích cỡ đến tình trạng xuất nhập kho, giá
bán, tồn kho ở cửa hàng v.v. thì việc quản lý sản phẩm thủ công trở nên phức tạp, khó khăn và dễ gây sai sót.
Hệ thống Công nghệ thông tin Garment S@les 2010 áp dụng trên phạm vi toàn quốc đã khắc phục những tồn tại trên. Việc áp dụng công nghệ mới không những quyền lợi người tiêu dùng được tăng cường bảo vệ, mà còn nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác quản lý kinh doanh, phân tích, phân đoạn thị trường.
Garment S@les 2010 là gói phần mềm hỗ trợ việc quản lý các sản phẩm may mặc từ thành phẩm đến khâu phân phối tiêu thụ. GARMENT S@LES 2010 được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, giao diện thân thiện nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tính năng quản lý thông tin sản phẩm, hỗ trợ bán hàng dùng Barcode như một siêu thị hàng may mặc. Đặc biệt Garment S@les 2010 cung cấp một hệ thống công cụ báo cáo động với độ linh hoạt rất cao, cho phép người dùng tự lựa chọn các chỉ tiêu thống kê cần thiết, định nghĩa công thức tính toán và định dạng báo cáo theo nhu cầu, cũng như tìm kiếm chọn lọc thông tin cho phép truy xuất các thông tin cần tìm một cách nhanh chóng nhất.
Nhờ Garment S@les 2010 mà mọi sản phẩm áo sơ mi, quần âu, Veston, Jacket...khi sản xuất ra có thêm một lời khẳng định, cam kết về chất lượng bằng mã vạch Barcode. Thông qua một thiết bị nhận diện kết nối hệ thống thông tin diện rộng, khách hàng có thể an tâm vì biết mình đã mua đúng sản phẩm chính hãng, theo đúng chất lượng và giá cam kết của nhà sản xuất, đồng thời người cán bộ quản lý, kinh doanh của May 10 cũng dễ dàng nhận biết sản phẩm của công ty mình trong quá trình tiêu thụ.
Có thể nói từ khi Garment S@les 2010 “go live”, theo cách nói của dân CNTT, thì khi có bất kỳ một thông tin phản hồi thắc mắc về sản phẩm của May 10, người quan lý sẽ dễ dàng phân biệt được sản phẩm đó là sản phẩm giả hay chính hãng, đồng thời nhanh chóng truy cập được các thông tin cụ
thể về sản phẩm như thời gian sản xuất , do phân xưởng nào sản xuất, đã chuyển đến điểm tiêu thụ nào, bán cho ai. Đối với cán bộ chuyên môn, các thông tin về chất liệu, mẫu thiết kế, số hiệu sản phẩm cũng được giải đáp nhanh chóng.
Garment S@les 2010 là con đẻ tinh thần của cả một tập thể. Lòng quyết tâm sắt đá của lãnh đạo May 10 đã truyền sức mạnh, sự nỗ lực cho mọi cá nhân trong dự án. Những đêm lập trình không ngủ của chuyên viên thiết kế phần mềm, những ngày làm việc cật lực của các cán bộ triển khai, bảo trì hệ thống, những chuyến xe hối hả, những đêm chợp mắt vội vàng xa gia đình đã được đền đáp. Garment S@les 2010 đến nay đã tròn một năm tuổi. Một năm trôi qua rất nhanh chóng, nhưng giá trị của nó mang lại thật lớn lao và đầy ý nghĩa mà quan trọng hơn cả là thương hiệu và uy tín của May 10 luôn được khẳng định
3.3. Các kiến nghị và đề xuất đối với nhà nước :
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty May 10 nói riêng và cho toàn bộ ngành may mặc nói chung có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , nhà nuớc cần có các chính sách khuyến khích hợp lý để phát triển sản xuất . Để tăng cường hơn nữa sự trợ giúp của nhà nước đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty May 10 trong thị trường nội địa giai đoạn hiện nay nhà nước nên có các biện pháp sau :
3.3.1. Mở rộng khả năng cung ứng thông tin :
Khả năng tiếp cận được thông tin là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tăng sức cạnh tranh của mình. Cụ thể do:
- Một là, tiếp cận được thông tin cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí khởi nghiệp, hoạch định chính xác chiến lược kinh doanh, đưa ra các quyết định đầu tư và kinh doanh có cơ sở hơn.
- Hai là, tiếp cận được thông tin về dự kiến những thay đổi hoặc ban hành chính sách và luật pháp liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh...
sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt cho những thay đổi và kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình.
- Ba là, tiếp cận được thông tin về trình tự, thủ tục hành chính, tư pháp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách dễ dàng hơn với các cơ quan công quyền trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Bốn là, tiếp cận được thông tin về những phán quyết của toà án và các cơ quan có thẩm quyền khác về những tranh chấp đầu tư, kinh doanh, thương mại sẽ giúp những doanh nghiệp tiên lượng được những gì có thể xảy ra.
- Năm là, tiếp cận được thông tin về những cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, về luật lệ làm ăn với các đối tác nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu khả năng rơi vào tình thế bị động.
3.3.2. Quy trình hoá và đơn giản hóa thủ tục hành chính
Đơn giản hóa thủ tục hành chính ở các khâu , nhất là ở khâu hoàn thuế , thủ tục thông quan , và sự rõ ràng của các thể chế chính sách . Đây cũng là vấn đề rất được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm .
Trên thực tế , điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất không phải là ưu đãi đầu tư , mà là 3 điều kiện cần có đầu tiên là : môi trường đầu tư minh bạch , trong sạch , những công cụ , chính sách ổn định , bình đẳng; các yếu tố đầu vào và nhất là về nguồn nhân lực .
Khắc phục tình trạng thiếu nhất quán, không đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách và việc thực hiện không thống nhất giữa các cấp, các ngành. Cho đến nay, chính sách vẫn còn nhiều thay đổi bất thường, khó dự đoán, làm đảo lộn các tính toán chiến lược của doanh nghiệp, chuyển lãi thành lỗ, rủi ro đầu tư cao.
3.3.3. Tạo điều kiện giảm gánh nặng yếu tố đầu vào
- Về xây dựng và bảo vệ thương hiệu : Nhà nước cần hướng dẫn cho doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế công nhận và bảo hộ thương hiệu, bảo vệ sỡ hữu kiểu dáng nhãn và thương hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký chính thức. Mặt khác có chế tài ngăn chặn hành vi gian dối qua nhái thương hiệu, làm sản phẩm giả ... của những cơ sở sản xuất không minh bạch, vi phạm nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
- Về đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm : Nhìn chung, Nhà nước phải có hướng dẫn bồi dưỡng, tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng dịch vụ hỗ trợ khả năng và điều kiện nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... cho các doanh nghiệp.
- Về hỗ trợ đào tạo nhân lực và năng lực quản lý điều hành : Nhà nước cần đẩy nhanh việc sắp xếp chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước (cụ thể là công ty nhà nước), để tạo sự chuyển biến về năng lực phương thức quản trị doanh nghiệp, đồng thời khắc phục tình trạng kéo dài không cần thiết, còn có phần tệ hại, những di chứng và hậu quả của quốc doanh và bao cấp.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay ,việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề lớn và quan trọng nhất đối với từng doanh nghiệp.Hiệu quả của sản xuất kinh doanh chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở của những quá trình sản xuất khác nhau.Trong xu thế thời đại mới thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết vì nó là một nhân tố gây nên tác động lớn đến xã hội. Đó cũng là một nhân tố để mở rộng thị trường và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm,tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển ổn định lâu dài của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.Sản phẩm đựơc đưa ra thị trường được chấp nhận và tiêu thụ nhanh làm tăng doanh thu,lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất.Ngoài ra nó cũng tạo điều kiện để vốn được quay vòng nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định.Nếu kết hợp việc nâng cao chất lượng sản phẩm và bình ổn giá trên thị trường,doanh nghiệp sẽ chiếm được ưu thế và tạo được uy tín đối với khách hàng.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần May 10, đựơc trải nghiệm thực tế tại xí nghiệp may 5, em đã hoàn thành đề tài “Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10”.Em đã mạnh dạn xin đóng góp một vài ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty.Do hiểu biết còn nhiều hạn chế,không tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong được sự đóng góp của quý công ty và thầy Hoàng Trọng Thanh để em có thể hoàn thành đề tài tốt hơn.
Một lần nữa,em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Trọng Thanh,quý công ty May 10,các anh chị trong phòng QA,tài chính kế toán,tổ chức hành chính,kế hoạch…đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành bản báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày……tháng…….năm 2010
Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 .Giáo trình quản trị chất lượng sản phẩm- Gv Hoàng Trọng Thanh-viện ĐH Mở Hà Nội.
2. Giáo trình Quản trị chất l ượng - GS. TS Nguyễn Đình Phan, NXB Giáo dục
3. Kế hoạch phát triển kinh doanh giai đoạn 2000 - 2010 của Công ty May 10
4. Bài “Toàn cầu hoá kinh tế – cách tiếp cận, cơ hội và thách thức”, tác giả Trư ơng Đình Tuyển – báo Nhân Dân số ngày 17/1/2005
5 . Bài “Sôi động thị trường dệt may” , tác giả Phơng Bình – báo Nhân Dân số ngày 19/2/2005.
6. “May 10 năm mươi năm làm theo lời bác”
7. Quy trình quản lý chất lượng công ty May 10 (Tài liệu nội bộ) 8.http://www.dichvucf.com/index.php?
option=com_content&view=article&id=26%3Amay-10-ap-dng-h-thng-cong- ngh-thong-tin-qun-tr-ma-vch-garment-sles-2010-nang-cao-hiu-qu-kinh- doanh-ni-a&Itemid=1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đề tài: Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty cổ phần May 10
GVC : HOÀNG TRỌNG THANH Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Lan Phương
Chuyên ngành :Quản Trị Kinh Doanh Lớp :K15QT1 ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………... ………... ... Hà Nội, ngày…….tháng……năm 2010 GVC: Hoàng Trọng Thanh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT...3
1.1. Khái niệm...3
1.1.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm...3
1.1.2 Thực chất và đặc điểm của quản lý chất lượng...4
1.1.3 Vai trò của chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế hiện nay...7
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm...9
1.1.4.1 Một số yếu tố tầm vi mô...9
1.1.4.2. Một số yếu tố tầm vĩ mô...11
1.2 Khái niệm biểu đồ kiểm soát...14
1.2.1 Sự phân tán giá trị của chỉ tiêu chất lượng...14
1.2.2. Biểu đồ kiểm soát...14
1.2.1.1 Tại sao Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa?...15
1.2.1.2 Biểu đồ kiểm soát hỗ trợ gì?...15
1.2.1.3 Biểu đồ kiểm soát được áp dụng tại đâu?...15
1.2.1.4 Khi nào Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa ?...16
1.2.1.5 Biểu đồ kiểm soát đem lại lợi ích cho ai? ...16