II. Giải pháp nâng cao chất lợng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp
2. Tăng cờng phân tích tài chính doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm cơ sở
sở quyết định cho vay.
Hoạt động phân tích tài chính là một trong những hoạt động cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế
đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lợng vốn nhất định và có nhiệm vụ huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý, sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất, đảm bảo cho quá trình sản xuất đợc liên tục, giá trị vốn không ngừng sinh sôi nảy nở, luôn giữ uy tín với các chủ nợ trong việc thanh toán .
Thờng xuyên xem xét đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho Ngân hàng nắm đợc thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của khách hàng. Từ đó có thể đề ra những quyết định đúng đắn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lợng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Xét thực chất thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng là hoạt động cho vay thu hồi vốn và lãi theo thời gian qui định, điều này thể hiện chất lợng công tác tín dụng. Nhng muốn có chất lợng cao thì cán bộ tín dụng phải hiểu đợc đối tợng cho vay.
Yếu tố đầu tiên để cán bộ tín dụng quyết định cho vay hay không lại là sự hiểu biết về khách hàng của mình. Sự hiểu biết đó tuỳ thuộc vào khả năng phân tích tình hình tài chính, cán bộ tín dụng nắm đợc các thông tin hữu ích về doanh nghiệp, những thông tin này giúp cho cán bộ tín dụng nắm đợc một cách khái quát tình hình về vốn, nguồn vốn, tình hình thu chi của doanh nghiệp, cụ thể :
-Thông qua bảng cân đối kế toán có thể biết đợc kết cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản của doanh nghiệp từ đó nhà phân tích có thể biết đợc loại hình doanh nghiệp, qui mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
-Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tơng lai. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng những tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Thông qua báo cáo lu chuyển tiền tệ nhà phân tích nắm đợc tình hình ngân quĩ của doanh nghiệp để đánh giá doanh nghiệp có đảm bảo đợc khả năng chi trả hay không.
Phân tích các báo cáo tài chính phải xem xu hớng phát triển của doanh nghiệp theo thời gian khoảng từ 3 đến 5 năm, đồng thời phải so sánh kết quả hoạt động các doanh nghiệp với nhau trong cùng một ngành hoặc trong cùng một mối quan hệ kinh tế.
Phân tích tài chính thể hiện ở mức độ chính xác trong việc rút ra các chỉ số tài chính và phân tích nó, bởi vì các chỉ số này rất hữu ích trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ số tài chính đợc phân thành 4 nhóm sau:
-Các tỷ số về khả năng thanh toán : đây là nhóm chỉ tiêu đợc sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
-Các tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn : nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng nh khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
-Các tỷ số về khả năng hoạt động : đây là nhóm chỉ tiêu đặc trng cho khả năng sử dụng tài nguyên , nguồn lực của doanh nghiệp.
-Các tỷ số về khả năng sinh lãi : nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Khi xem xét quyết định cho vay ngắn hạn, Ngân hàng sẽ đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Còn khi xem xét quyết định cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng sẽ đặc biệt quan tâm tới khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vì vậy căn cứ vào kết quả phân tích để xác định hớng cho vay và đối tợng cho vay, tăng khả năng an toàn vốn vay.
Phân tích báo cáo tài chính có thể hiểu sâu sắc về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, cán bộ tín dụng cần biết những hạn chế của nó để tránh sai sót khi đánh giá. Vì trong cơ chế thị trờng, để giải quyết nhiều mục tiêu khác nhau, một doanh nghiệp không đa ra những báo cáo đích thực của mình, nhiều số liệu ma xuất hiện hoặc đợc trang điểm để tâng bốc cho tiềm lực của doanh nghiệp. Lạm phát cũng làm nhiễu sự phân tích, sự biến động của nền kinh
tế làm cho số liệu so sánh thiếu chính xác. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải tìm mọi cách loại trừ ảnh hởng của chúng để kết quả phân tích đợc chính xác nhất.