Nâng cao chất lợng thẩm định đối với khách hàng và dự án vay vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thái Bình.DOC (Trang 54 - 55)

II. Giải pháp nâng cao chất lợng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp

1.Nâng cao chất lợng thẩm định đối với khách hàng và dự án vay vốn

Công tác thẩm định dự án vay vốn là hết sức quan trọng, một số cán bộ tín dụng còn coi nặng tài sản thế chấp làm căn cứ để cho vay cha quan tâm đúng mức đến thẩm định dự án vay vốn mà thờng bỏ qua các khâu trong quá trình thẩm định dẫn đến rủi ro trong công tác tín dụng.

Mục đích của tín dụng là bổ xung vốn cho khách hàng phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các khách hàng phải giải trình dự án hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình với Ngân hàng để xin vay vốn.

Ngân hàng muốn đạt hiệu quả cao khi cho vay cần phải làm tốt công tác thẩm định dự án, phơng án vay vốn, nhằm nâng cao chất lợng tín dụng, giảm rủi ro cho Ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc thẩm định tín dụng tập trung vào 2 vấn đề chủ yếu sau :

-Dự án vay vốn phải có đủ các điều kiện cho vay, nguyên tắc cho vay theo thể lệ qui định cụ thể đối với loại cho vay đó, đảm bảo sau khi cho vay Ngân hàng sẽ thu đợc gốc và lãi đúng hạn

-Hồ sơ xin vay vốn phải đầy đủ hợp lệ, hợp pháp theo chế độ qui định, nếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho Ngân hàng

Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng cần tập trung một số vấn đề sau:

-Năng lực pháp lý của doanh nghiệp nh : quyết định thành lập, đăng kí kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc...

-Điều tra uy tín, t cách của doanh nghiệp nhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do chủ quan của doanh nghiệp gây ra nh : về đạo đức, năng lực trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trờng của khách hàng để có thể phát hiện ra âm mu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ giá cả, chất lợng sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trờng, các quan hệ thanh toán với bạn hàng và với Ngân hàng sòng phẳng, tình hình tài chính lành mạnh ...

-Năng lực tài chính của doanh nghiệp đợc thể hiện ở khả năng độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán nói chung, khả năng hoàn trả vốn vay nói riêng.

-Thẩm định về phơng diện thị trờng : phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm về mặt giá cả, qui cách phẩm chất, mẫu mã thị hiếu của ngời tiêu dùng. Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm về số lợng chủng loại, giá cả, thời hạn thanh toán và phơng thức thanh toán... doanh nghiệp không nên bán hàng cho một thị trờng hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất mà cần nhiều thị trờng, nhiều mối liên hệ để tiêu thụ để có thể chủ động trong việc bán hàng, tránh đợc sự ép giá và hàng bị ứ đọng.

-Thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn các dự án đầu t. Vì vậy, Ngân hàng và doanh nghiệp thờng sử dụng một số phơng pháp chung, một số phơng pháp thẩm định tính khả thi của dự án.

Đó là những phơng pháp dựa trên giá trị hiện tại : giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, ngoài ra còn phân tích chỉ số doanh lợi, thời gian hoàn vốn, độ nhạy cảm của dự án.

-Thẩm định về môi trờng xã hội, phơng án tổ chức thực hiện, phơng án tổ chức quản lý.

Khi đã thẩm định khách hàng và dự án vay vốn đủ mọi phơng diện nêu trên, Ngân hàng sẽ kết luận và quyết định cho vay hay không cho vay. Chính vì vậy, đây là khâu quan trọng nhất ảnh hởng tới chất lợng tín dụng ngân hàng.

Trong quá trình thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp, nếu có vấn đề nào đó mà cán bộ Ngân hàng cha đủ điều kiện và trình độ để thẩm định thì cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giúp đỡ để thẩm định đạt đợc chất lợng cao nh thẩm định về phơng diện kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thái Bình.DOC (Trang 54 - 55)