II. Thực trạng chất lợng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoàI quốc doanh tạ
2. Tình hình cho vay
Nhận thức đợc vai trò chủ đạo của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế, NHCT Thái Bình luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn kinh doanh có hiệu quả dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, thông qua quan điểm :
-NHCT Thái Bình lấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp làm mục tiêu cho Ngân hàng, luôn tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
-Trong hoạt động tín dụng luôn u tiên các dự án trọng điểm, có tính khả thi cao, góp phần phát triển kinh tế tỉnh.
-Luôn thực hiện chính sách u đãi với những khách hàng là doanh nghiệp truyền thống có uy tín và độ tin cậy cao, có mối quan hệ tín dụng sòng phẳng.
-Đa dạng hoá các loại hình tín dụng và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cờng nâng cao chất lợng tín dụng.
2.1. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế .
Tổng doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một thời kì nào đó. Doanh số cho vay càng lớn phản ánh nhu cầu vốn đầu t cho nền kinh tế càng lớn và khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng.
Bảng 2 : Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Doanh số cho vay 394.871 763.028 804.392
DNQD 178.723 45,26 366.495 48,03 337.397 41,94
DNNQD 140.331 35,54 257.895 33,80 280.760 34,90
( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình )
Nếu xem xét tình hình cho vay tại NHCT Thái Bình ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng tơng đối đồng đều giữa DNQD và DNNQD.
Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng dần theo thời gian. Cụ thể, năm 2000 doanh số cho vay là 394.871 triệu, năm 2001 là 763.028 triệu, tăng 368.157 triệu tơng đơng 93%, năm 2002 doanh số cho vay cũng tăng 41.364 triệu đạt 804.392 triệu. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy Ngân hàng đang mở rộng đầu t tín dụng vào tất cả các ngành nghề đang là mục tiêu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đạt đợc kết quả nh vậy là do Ngân hàng tăng cờng công tác tiếp thị nên thu hút đợc nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Mặt khác là do trong 2 năm gần đây Thái Bình có nhiều chính sách đổi mới, khuyến khích đầu t nên đã thu hút đợc nhiều nhà đầu t trong và ngoài tỉnh.
Doanh số cho vay tăng mạnh nhất vào năm 2001 chủ yếu do doanh số cho vay đối với DNNN tăng mạnh từ 178.723 triệu (năm 2000) đến 366.495 triệu (năm 2001) nhng sang năm 2002 thì doanh số cho vay đối với DNNN lại giảm xuống còn 337.397 triệu do trong thời gian này hoạt động kinh doanh của DNNN không đạt hiệu quả cao, theo đánh giá ở Thái Bình có đến 35% DNNN kinh doanh thua lỗ. Doanh số cho vay của DNNN lớn hơn so với DNNQD là do vốn hoạt động kinh doanh của DNNN hầu nh bị động vào tài sản cố định hoặc hàng ứ đọng còn vốn tham gia vào kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng. Còn doanh số cho vay đối với DNNQD tăng trởng ổn định và vững chắc qua các năm, cụ thể năm 2001 tăng 117.564 triệu (tơng đơng 83,5 %) so với năm 2000, năm
2002 tăng 22.836 triệu (tơng đơng 8,85%). Doanh số cho vay tăng mạnh nhất nhất vào năm 2001 là do ảnh hởng bởi Luật doanh nghiệp đã khiến ra đời hàng loạt các DNNQD.
Xét về tỷ trọng, cho vay đối với DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thờng là trên 40%. Tuy nhiên tỷ trọng này lại biến động thất thờng, cụ thể năm 2000 chiếm 45,26%, năm 2001 chiếm 48,03% nhng năm 2002 lại giảm xuống còn 41,94%. Trong khi đó tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNQD lại giảm vào năm 2001 (từ 35,54% xuống còn 33,8%) và tăng vào năm 2002 (34,9%). Tỷ trọng này là khá đồng đều giữa DNNN và DNNQD. Đây là một điều đáng khích lệ, trong khi các Ngân hàng quốc doanh khác thì hầu nh doanh số cho vay đối với DNNN bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với doanh số cho vay DNNQD.
2.2. Tình hình cho vay theo thời hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, cho vay ngắn hạn là nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tạm thời cho các khách hàng, các khoản cho vay ngắn hạn đợc coi là có tính thanh khoản cao hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận mà nó mang lại cho Ngân hàng lại không cao. Trong khi đó, nguồn huy động của NHCT Thái Bình chủ yếu là nguồn dài hạn, tiền gửi của dân c chiếm đến 80 % nguồn huy động. Do đó nếu không có cơ cấu cho vay ngắn - trung và dài hạn hợp lí Ngân hàng sẽ không khai thác đợc tiềm năng vốn có của mình, cơ cấu chi phí nguồn và lãi thu đợc từ hoạt động cho vay không hiệu quả, lợi nhuận của Ngân hàng giảm.
Trong cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn ở mức cao, đặc biệt là năm 2000 chiếm 95,69% nhng có dấu hiệu giảm vào năm 2001 là 63,44%, năm 2002 là 56,72% có phần hợp lí hơn
Bảng 3 : Thực trạng cho vay DNNQD theo thời gian
( Đơn vị : triệu đồng ) Sử dụng vốn 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Trung và dài hạn 8.856 6,31 94.285 36,56 121.513 43,18
Tổng cộng 140.331 257.895 280.760
( Nguồn : Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình )
Xét về doanh số thì cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng vào năm 2001 nhng lại giảm vào năm 2002, cụ thể năm 2000 là 131.475 triệu, đến năm 2001 là 163.610 triệu (tăng 24,5%) nhng đến năm 2002 doanh số cho vay ngắn hạn chỉ có 159.247 triệu (giảm 4,2 tỷ). Trong khi đó doanh số cho vay trung dài hạn tăng đều qua các năm. Năm 2000 doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ có 8.856 triệu nhng đến năm 2001 con số này đã là 94.285 triệu và 121.513 triệu là doanh số của năm 2002. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã dần dần hợp lý hơn. Năm 2002, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng là 43,18%. Đây là một bớc tiến đáng kể trong việc tiến tới cơ cấu cho vay hợp lý, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn. Có thể lí giải việc cho vay trung và dài hạn tăng mạnh và tăng đều qua các năm nh sau:
-Ngân hàng đã khuyến khích và có chính sách cho vay trung và dài hạn hợp lý đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
-Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn có ý định đầu t mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp lí hoá sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, tiết giảm chi phí để tăng năng suất
-Trên thị trờng luôn xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp mới khiến nhu cầu đầu t mua sắm tài sản cố định lớn.
2.3. Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo VND và ngoại tệ tệ
Cho vay bằng VND đã có tăng trởng qua các năm, cụ thể từ 104.911 triệu (năm 2000) lên 201.095 (năm 2002) và 230.760 triệu năm 2002. Doanh số cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đặc biệt tỷ trọng còn tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2000 doanh số cho vay VND chiếm 74,76%, năm 2001 là 77,97% và năm 2002 là 82,2 %. Còn doanh số cho vay băng ngoại tệ lại biến động thất thờng, tăng mạnh vào năm 2001 (từ 35.420 triệu lên 56.800 triệu) nhng lại giảm vào năm 2002 (50 tỷ).
lớn, để tránh rủi ro về tỷ giá các khách hàng không muốn vay muốn vay bằng ngoại tệ.
Bảng 4 : Tình hình cho vay DNNQD theo VND và ngoại tệ
( Đơn vị : triệu đồng ) Sử dụng vốn 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 104.911 74,76 201.095 77,97 230.760 82,2 Ngoại tệ 35.420 25,24 56.800 22,13 50.000 17,8 Tổng cộng 140.331 257.895 280.760
( Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thái Bình )
Xét về tỷ trọng, tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ giảm dần qua các năm, năm 2000 tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ còn chiếm 25,24 %, nhng chỉ còn 22,13 % năm 2001 và 17,8 % năm 2002. Tỷ trọng này là tơng đối thấp, điều này có thể lý giải nh sau : các doanh nghiệp XNK trên địa bàn Thái Bình là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính cạnh tranh trên thị trờng quốc tế còn hạn chế, thờng xuyên bị ép giá, bị động trong việc tìm và giữ thị trờng nên doanh số xuất nhập khẩu không ổn định, giá trị lô hàng thờng nhỏ.
Trong khi đó, Thái Bình là một tỉnh có nhiều con em đi xuất khẩu lao động làm ăn ở nơi xa, do đó nguồn huy động bằng ngoại tệ tơng đối dồi dào, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ tơng đơng với vốn huy động bằng nội tệ. Đây chính là một thế mạnh về ngoại tệ của NHCT Thái Bình. Thế nhng Ngân hàng lại sử dụng không hiệu quả tiềm năng này, những năm vừa qua Ngân hàng thờng xuyên phải gửi vốn điều hoà bằng ngoại và nhận vốn điều hoà bằng nội tệ về để cho vay do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao.