quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất
Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật đất đai 2003 về quan hệ pháp luật về quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất cần bổ sung một số các quy định về những nội dung như sau:
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về căn cứ, hình thức, thời hạn chothuê đất thuê đất
Thứ nhất, cần bổ sung quy định về thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong Luật đất đai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Bộ Tài nguyên và Mội trường tổ chức thực hiện lập phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ.
Quy định của pháp luật hiện hành không giao cơ quan thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện lập trước khi trình Chính phủ cho ý kiến. Để bảo đảm có sự phản biện một cách khách quan thì cần quy định có cơ quan thẩm định hoặc hội đồng thẩm định độc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập trước khi trình Chính phủ. Việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Chính phủ cho ý kiến sẽ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của quy hoạch, kế hoạch, đồng thời bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp, các địa phương được phản ánh đầy đủ trên cơ sở cân đối hợp lý. Việc thẩm định của Hội đồng cũng giúp cho việc thẩm tra của các cơ quan Quốc hội đi vào trọng tâm, chọn đúng các vấn đề cần làm rõ để hoàn thiện. Hội đồng thẩm định do Thủ tướng Chính phủ quyết định bao gồm thành phần đại diện của các bộ, ngành, cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện Ủy ban Kinh tế.
Từ thực tiễn hiện nay, cần sửa đổi căn cứ giao đất, cho thuê đất theo hướng: chỉ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch
ngành, lĩnh vực cũng phải lập theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nếu lập trước thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực nên thay biện pháp hành chính này bằng biện pháp kinh tế như phạt tiền đối với những trường hợp không sử dụng đúng mục đích được thuê.
Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định về điều kiện cho thuê đất, có tiêu chí thẩm định nhu cầu sử dụng đất trước khi cho thuê đất như nhà đầu tư phải ký quỹ để được cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư; bổ sung điều kiện hạn chế việc cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư tại các khu vực nhạy cảm, khu vực biên giới.
Thứ hai, việc tổ chức đấu thầu, đấu giá đất cần phải được tiến hành
nghiêm túc, công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin tại chúng, có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền để tạo ra quỹ đất sạch trong quá trình cho thuê đất.
Thứ ba, cần thống nhất giữa thời hạn thuê đất để đầu tư (nhà đầu tư
nước ngoài) thực hiện dự án nhà ở, đã trả tiền thuê một lần theo giá thị trường (70 năm) với thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép đầu tư (50 năm). Vì theo quy định tại Điều 52 – Luật Đầu tư, thì thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án nhưng không quá 50 năm; trường hợp cần thiết Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 năm. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật đất đai, thời hạn sử dụng đất được xem xét trên cơ sở dự án nhưng không quá 50 năm (Điều 67 – Luật Đất đai). Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án nhà ở (đã trả tiền một lần) thì thời hạn sử dụng đất là 70 năm và được gia hạn nhiều lần (Điều 32 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP).
ở đã trả tiền một lần theo giá thị trường theo hướng Luật hóa quy định tại