3.1.2.3 Xây dựng và sử dụng quỹ bù đắp rủi do cho hoạt động tín dụng
Rủi ro là tất yếu trong quá trình kinh doanh, nên phải có cơ chế để chủ động khắc phục nó. Đã kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro, kinh doanh tiền tệ lại có mức độ rủi ro gấp nhiều lần so với các loại hình kinh doanh khác, bởi kết quả kinh doanh Ngân Hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố như ở các doanh nghiệp bình thường vẫn có, mà còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng ( đặc biệt là khách hàng vay vốn ) rủi ro trong kinh doanh của khách hàng cuối cùng dẫn đến rủi ro của Ngân Hàng. Cho đến nay vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu phòng chống rủi ro mất vốn do người vay gây ra, ngoài quỹ dự phòng còn quá nhỏ bé, chưa đủ sức chủ động phòng chống, khắc phục tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi. Khi nợ khó đòi tăng lên sẽ gây khó khăn cho cho hoạt động Ngân Hàng không có nguồn để bù đắp các tổn thất do khách hàng không trả được nợ. Mặc dù nhà nước có một số biện pháp để giải quyết nợ khê đọng, khó đòi dưới hình thức khoanh nợ, nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dầi Ngân Hàng cần có cơ chế hình thành quỹ bù đắp rủi ro tín dụng để giải quyết các khoản nợ này.
3.1.2.4Cho vay đầy đủ kịp thời đối với những dự án mang lại hiệu quả kinh tế
Ngân Hàng cần tiến hành đầu tư dứt điểm cho từng dự án tránh tình trạng cho vay thiếu hài hòa, khi thì tràn lan, khi thì thưa thớt. Trong quá trình thẩm định xét duyệt cho vay, Ngân Hàng cần chú trọng tới những dự án phục vụ xuất khẩu, những ngành nghề kinh doanh trong tương lai hứa hẹn sẽ phát triển và thực sự có hiệu quả, đúng mục đích, đúng kế hoạch và có khả năng trả vốn lẫn lãi vay đúng thời hạn. khi công trình được phê duyệt, Ngân Hàng cần sớm giải ngân cho khách hàng theo đúng kế hoạch để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ kế hoạch của dự án, sớm đưa dự án vào sử dụng phát huy hiệu quả.
3.1.2.5 Xử lý linh hoạt các tình huống trong quá trình cho vay
Đây thực chất là giải pháp mang tính chất “chữa cháy” hơn tính chất “phòng ngừa”. Để thực hiện giải pháp này, cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên theo sát tình hình thực tế cơ sở, đốc thúc thu nợ, lãi vay đúng hạn, tuyệt đối không để khách hàng có cảm giác Ngân Hàng không quan tâm tới mục tiêu thu hồi nợ và lãi vay. Tuy nhiên, trong quá
trình đốc thúc thu nợ và lãi, cán bộ tín dụng nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật ứng xử, giao tiếp phù hợp để vừa thu hồi được nợ vừa không làm mất lòng khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vì một số nguyên nhân bất khả kháng, thì cán bộ tín dụng cần xem xét và phân tích xem có nên gia hạn nợ hoặc cho vay thêm đối với khách hàng đó hay không.
3.1.2.6 Nâng cao công nghệ Ngân Hàng
Công nghệ là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Ngân Hàng. Những thay đổi và tiến bộ của công nghệ ứng dụng vào Ngân Hàng cho phép Ngân Hàng đổi mới hơn trong hoạt động nói chung và đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và công nghệ mạng đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ trong ngành Ngân Hàng. Nó đòi hỏi các Ngân Hàng đổi mới và hoàn thành danh mục sản phẩm dịch vụ và cung ứng ra thị trường một loạt các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở hiện đại như dịch vụ thẻ, dịch vụ Ngân Hàng tại nhà, Ngân Hàng tự động, máy rút tiền tự động, cho phép khách hàng truy cập tài khoản tiền gởi của họ 24/24, chuyển tiền điện tử, máy thanh toán tiền POS…
Thực tế những năm gần đây, các Ngân Hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống sản phẩm dịch vụ dựa trên lao động thủ công, đặc biệt trong việc thanh toán, cấp tín dụng và nhận tiền gởi của khách hàng.
3.2 Một số kiến nghị
3.2.1 Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước:
Ngân Hàng Nhà Nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế lãi suất phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ, phù hợp với cung cầu tiền tệ và điều kiện thực tế. Khuyến khích các Ngân Hàng Thương Mại áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro và đảm bảo khả năng thanh khoản.
Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động tín dụng trung-dài hạn phát triển. Trong thời gian tới, Ngân Hàng Nhà Nước cần ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay trung-dài hạn, đồng thời có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với cho vay trung-dài hạn, tạo ra hành lang
pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các Ngân Hàng Thương Mại phát triển hoạt động này.
Ngân Hàng Nhà Nước cần tạo điều kiện thêm nữa cho các Ngân Hàng Thương Mại tự chủ, chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân Hàng Nhà Nước cũng nên hỗ trợ hơn nữa cho các Ngân Hàng Thương Mại trong việc tổ chức những khoá học hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động Ngân Hàng nói chung và hoạt động tín dụng trung-dài hạn nói riêng.
3.2.2 Kiến nghị với Ngân Hàng TMCP Đại Tín:
Ngân Hàng TMCP Đại Tín cần có các văn bản chỉ đạo, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng khi có các văn bản mới của Ngân Hàng Nhà Nước, của Chính phủ và của các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của Ngân Hàng để làm cơ sở cho các Chi Nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng.
Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về nghiệp vụ liên quan, về Marketing…
Xác định mức lãi xuất huy động cũng như lãi suất cho vay phù hợp
Phân bổ nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn một cách hợp lý về hạn mức cho vay Có chiến lược khách hàng cụ thể để chỉ đạo các Chi Nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng.
3.2.3 Kiến nghị với Chi Nhánh Sài Gòn
Sau một thời gian thực tập tại Ngân Hàng, được tìm hiểu về Ngân Hàng bản thân em muốn đóng góp một số ý kiến như sau:
Chi Nhánh cần chú ý hơn trong công tác Marketing sản phẩm mới, có những chính sách mới về lãi suất hấp dẫn, gây sự chú ý của khách hàng.
Cán bộ tín dụng hiện tại là những người làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, tận tình với khách hàng. Cần duy trì và phát huy tinh thần đó hơn nữa để uy tín cũng như thương hiệu của Ngân Hàng không bị khách hàng lãng quên.
Không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình hơn nữa để phục vụ tốt lợi ích cho khách hàng cũng như đem lại lợi nhuận cho Ngân Hàng.
Luôn luôn theo dõi và cập nhật đầy đủ các thông tin về các Ngân Hàng khác, những thông tin kinh tế xã hội mới, các quy định hay những thay đổi của Ngân Hàng Nhà Nước cũng như từ hội sở để áp dụng đúng lúc và kịp thời.
Mở rộng mối quan hệ với mọi cá nhân, tổ chức để từ đó tìm được những khách hàng có nhu cầu vay vốn mới có giá trị hợp đồng lớn.
KẾT LUẬN
Tín dụng là môt trong một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân Hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân Hàng phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng trung-dài hạn không phải là mong muốn của riêng Chi Nhánh Sài Gòn- Ngân Hàng TMCP Đại Tín mà còn là mong muốn của tất cả các NHTM đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Với suy nghĩ đó em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung-dài hạn tại Chi Nhánh Sài Gòn-Ngân Hàng TMCP Đại Tín” để phần nào đáp ứng mong muốn này.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng trung-dài hạn, em nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung-dài hạn trong công cuộc phát triển kinh tế. Tín dụng trung-dài hạn đã thể hiện được vai trò quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp, với bản thân Ngân Hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì Chi Nhánh cũng còn những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến công tác tín dụng trung-dài hạn. Nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của Chi Nhánh.
Để thực hiện được mục tiêu này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của Chi Nhánh thôi là chưa đủ mà còn rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra hành lang vững chắc cho Chi Nhánh phát huy có hiệu quả.