Nguyên nhân của những hạn chế đó

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng trung dài hạn ngân hàng tmcp trustbank (Trang 36 - 39)

Trong hoạt động tín dụng hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn là bạn đồng hành, nếu như Ngân Hàng chỉ chạy theo lợi nhuận mà thiếu đi sự cẩn trọng cần thiết thì có thể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhưng ngược lại vì rủi ro mà không dám mở rộng cho vay thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, mất đi nhiều khách hàng tốt. Đây là vấn đề nan giải hiện nay mà Chi Nhánh đang gặp phải. Vì mục tiêu an toàn vốn trên nên Chi Nhánh có xu hướng thu hẹp tín dụng và triển khai nhiều biện pháp thu nợ và huy động vốn hơn.

Cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước và Ngân Hàng chưa thực sự đồng bộ, chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót, khả năng thực thi của các bộ luật về tài sản thế chấp còn yếu. Bên cạnh đó hiệu lực pháp lý của các cơ quan hành pháp chưa đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp.

Sự mất ổn định về thị trường chứng khoán, bất động sản cũng là một trong số các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tín dụng trung-dài hạn.

Như đã nói ở trên nguồn vốn huy động được quy định ở mức trần là 14% và mức lãi suất này được áp dụng đối với cả huy động vốn ngắn hạn lẫn trung và dài hạn điều này khiến khách hàng chọn gởi tiền ngắn hạn hơn là trung-dài hạn gây khó khăn cho Ngân Hàng trong việc huy động vốn trung- dài hạn để cho vay trung dà hạn.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế vĩ mô còn tồn tại nhiều bất cập: Lạm phát cao, giá vàng tăng đột biến vào những tháng cuối năm 2011, tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh, khan hiếm USD… v.v. Trước hoàn cảnh đó, NHNN đã ban hành nhiều chính sách để kiềm chế lạm phát như: thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ, đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 từ 15%- 17% nhưng sẽ được xác định phù hợp với trạng thái hoạt động của từng Ngân Hàng thay vì đồng đều như các năm trước, tăng các lãi suất chủ chốt như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tăng dự trữ bắt buộc… làm cho lãi suất huy động và cho vay trên thị trường cũng liên tục tăng cao. Lãi suất huy động lên đến 14%/năm, lãi suất cho vay có lúc đạt 22%/năm, gây khó khăn cho Ngân Hàng trong việc huy động nguồn vốn và gây khó khăn cho khách hàng vay tiền tại Ngân Hàng, mức độ rủi ro từ đó cũng tăng lên.

Có quá nhiều rủi ro mà không chỉ có Chi Nhánh Sài Gòn gặp phải mà hầu hết các Ngân Hàng khác cũng đang phải đối mặt như rủi ro lạm phát, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, hối đoái, tái đầu tư, tác nghiệp... nhưng nổi bật trong số đó cần phải kể đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và đặc biệt là rủi ro chính sách.

Rủi ro tín dụng

Ngay cả khi có bộ tiêu chuẩn kế toán tốt, vẫn không thể lượng hóa hết được hiệu quả hoạt động của Ngân Hàng. Đặc biệt, nó không thể phản ánh hết được tất cả các loại rủi ro mà Ngân Hàng đang gặp phải. Lợi nhuận mà Ngân Hàng công bố hiện nay có phần phản ánh rủi ro tín dụng thông qua các khoản trích lập dự phòng. Tuy nhiên, ngay chính tiêu chuẩn và điều khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành vẫn còn nhiều khiếm khuyết, không phản ánh được thực chất các nguy cơ rủi ro tín dụng mà Ngân Hàng đang gặp phải. Chẳng hạn như các khoản cho vay khi được bảo đảm bằng 100% giá trị tài sản cũng không đồng nghĩa với việc là sẽ không có rủi ro tín dụng. Tài sản đảm bảo

được định giá vào thời điểm cấp tín dụng và để làm cơ sở quyết định mức cho vay thay vì là thời điểm trả nợ và để làm cơ sở hoàn trả được nợ vay.

Hơn nữa, với các khoản nợ được bảo đảm 100% giá trị tài sản thì mức trích lập dự phòng rủi ro gần như bằng không, bất kể mức độ và xác suất xảy ra rủi ro tín dụng như thế nào. Hơn nữa, trong điều kiện thị trường có nhiều biến động thì việc giá trị tài sản giảm sâu hoặc kém thanh khoản là hoàn toàn có thể xảy ra. Đối với các Ngân Hàng Việt Nam, khi nhóm tài sản đảm bảo hiện nay chủ yếu là bất động sản thì việc thị trường bất động sản xấu đi vừa không chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng là các nhà đầu tư bất động sản mà còn là các khoản nợ được thế chấp bởi bất động sản (bất động sản dân cư). Trong những trường hợp như vậy, việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo cũng như việc thực hiện bút toán điều chỉnh theo giá trị trường là rất cần thiết nhưng thực tế đã bị bỏ qua hoặc không được tiến hành một cách thực chất và đúng bản chất của rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng ở các Ngân Hàng Việt Nam còn do sự gia tăng của hiện tượng bất cân xứng thông tin trong bối cảnh bất ổn vĩ mô.

Rủi ro thanh khoản

Khác với rủi ro tín dụng thường diễn ra theo một tiến trình, từ những dấu hiệu khó khăn ban đầu như tỷ lệ nợ xấu tăng dần đến quá trình tái cơ cấu nợ. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản thường mang tính chất bất ngờ, không nhất thiết phải là những khó khăn trong bảng tổng kết tài sản, và đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng lây lan có tính hệ thống trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Ngoài ra, một phần của rủi ro thanh khoản hiện nay còn phản ánh rủi ro tín dụng mà Ngân Hàng đang gặp phải như đã nói ở trên. Một tỷ trọng không nhỏ các khoản nợ đang bị găm giữ vào thị trường bất động sản và chứng khoán đã khiến cho dòng vốn không thể xoay vòng được cũng góp phần vào rủi ro thanh khoản.

Rủi ro chính sách

Bên cạnh rủi ro tín dụng và thanh khoản thì có một rủi ro khác ít được đề cập hơn mà các Ngân Hàng vẫn thường xuyên đối mặt đó chính là rủi ro chính sách. trong năm 2011, môi trường chính sách liên tục có nhiều thay đổi ở cả hai cấp độ vĩ mô và ngành (Ngân Hàng). Nếu như Nghị quyết 11 được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là cần thiết thì

chính việc thực thi nghị quyết này ở cấp độ ngành lại tạo ra những xáo trộn không nhỏ trong hoạt động của các Ngân Hàng.

Khi môi trường chính sách thay đổi và không thể dự đoán thì các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Ngân Hàng cũng bị phá vỡ. Ngân Hàng không thể chủ động lập được chiến lược kinh doanh phù hợp, thay vào đó là các sách lược phòng thủ và đối phó. Khi Ngân Hàng phải lo đối phó với các thách thức chính sách ngắn hạn như vậy thì sẽ không còn đủ nguồn lực để giải quyết những rủi ro và các thách thức có tính chất dài hạn khác.

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng trung dài hạn ngân hàng tmcp trustbank (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w