Tình hình nợ quá hạn Bảng 9: tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng trung dài hạn ngân hàng tmcp trustbank (Trang 32 - 33)

Bảng 9: tình hình nợ quá hạn ĐVT: tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tổng nợ quá hạn 8,69 23,6 48 Tổng dư nợ 782,1 2.010,20 2.930,75 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%)1,11% 1,17% 1,64%

Nói đến kinh doanh thì không thể nói đến rủi ro mà ngành Ngân Hàng lại là một trong lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng trung dài hạn. Rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như rủi ro về lạm phát, lãi suất, rủi ro về tư cách đạo đức của khách hàng, rủi ro về tỷ giá và một số các yếu tố khách quan như thiên tai, hỏa hoạn…Vì vậy tình hình nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra đối với Ngân Hàng là làm sao giảm được tối đa các khoản nợ quá hạn vừa để tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn.

Quan sát bảng số liệu trên ta thấy bên cạnh tổng dư nợ tín dụng tăng khá nhanh và tỷ lệ nợ quá hạn cũng tỷ lệ thuận với tổng dư nợ. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ năm 2009 là 1,11%, năm 2010 là 1,17% và năm 2011 tăng lên 1,64% cao hơn 2010 là 0,47%. Việc nhóm nợ xấu này tăng lên cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp đã phản ánh vào Ngân Hàng thông qua cơ cấu nợ. Trong khi tỷ lệ nợ xấu của một số Ngân Hàng khác tăng khá nhanh (Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của cả hệ thống Ngân Hàng Việt Nam là 3,3%, cao hơn so với mức 2,4% năm 2010 và tỷ lệ nợ xấu cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%) thì nợ xấu của Chi Nhánh cũng tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát điều này cho thấy chất lượng tín dụng khá tốt, tài sản thế chấp đảm bảo có tính pháp lý. Tuy vẫn ở mức độ cho phép, nhưng Ngân Hàng nên chú ý hơn

trong việc thẩm định trước khi cho vay và kiểm soát chặt chẽ hơn trong quá trình cho vay, theo dõi và đôn đốc đối với các khoản nợ sắp đáo hạn để giảm các khoản nợ quá hạn của Ngân Hàng.

Tỷ lệ nợ xấu gia tăng cũng là mối đe dọa đối với lợi nhuận của Ngân Hàng, nếu như khách hàng tiếp tục chậm trả nợ đối với Ngân Hàng sẽ khiến Ngân Hàng buộc phải chuyển nhóm nợ, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro sẽ gia tăng và giảm lợi nhuận Ngân Hàng xuống.

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng trung dài hạn ngân hàng tmcp trustbank (Trang 32 - 33)