Doanh số cho vay là tổng số tiền Ngân Hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), doanh số cho vay cũng thể hiện quy mô tín dụng của Ngân Hàng, nghĩa là trong một khoảng thời gian Ngân Hàng có thể đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu vay vốn của khách hàng để gia tăng số lượng, chất lượng tín dụng của Ngân Hàng. Với việc cung cấp cho khách hàng các khoản vay trên 1 năm, doanh số cho vay trung và dài hạn tại Chi Nhánh Sài Gòn qua các năm được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4: Tình hình cho vay trung-dài hạn
ĐVT: tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 SỐ TIỀN TỶ LỆ (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ (%) DS cho vay 306,58 313,47 226,76 6,89 2,25% -86,71 -27,6% DS thu nợ 150,16 152,65 102,26 2,49 1,66% -50,39 -33% DS dư nợ 156,42 160,82 124,5 4,4 2,81% -36,32 -22,6%
(Nguồn: phòng kinh doanh Chi Nhánh Sài Gòn)
Biểu đồ 3: tình hình cho vay trung-dài hạn tại Chi Nhánh
Nhìn vào bảng số liệu kết hợp với biểu đồ trên ta thấy: Năm 2010 doanh số cho vay tăng 6,89 tỷ, tăng 2,25% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số cho vay giảm tới 86,71 tỷ, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm 2010.
Doanh số thu nợ năm 2010 tăng 2,49 tỷ, tăng 1,66% so với năm 2009. Cùng với doanh số cho vay giảm thì doanh số thu nợ trong năm 2011 cũng giảm tương ứng. Cụ thể trong năm 2011 dư nợ của các khoản tín dụng trung-dài hạn giảm 50,39 tỷ, giảm 33% so với năm 2010.
Doanh số dư nợ của các khoản tín dụng trung-dài hạn năm 2010 tăng 4,4 tỷ, tăng 2,81% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ giảm 36,32 tỷ, giảm 22,6% so với năm 2010.
Dựa vào bảng số liệu 2 và bảng số liệu 4 ta thấy: Nguồn vốn huy động của Chi Nhánh tương đối mạnh, đặc biệt là nguồn vốn huy động ngắn hạn chính vì thế doanh số cho vay trung-dài hạn trong năm 2009 và 2010 của Chi Nhánh tăng trưởng khá (theo thông tư 15/2009 của NHNN thì Ngân Hàng được sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung-dài hạn) (xem phụ luc cuối chương 3).
Năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành Ngân Hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009 và 2010, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 và 2010 cũng có phần ổn định hơn với nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản.
Đến năm 2011 tình hình huy động vốn vẫn tăng lên tuy nhiên doanh số cho vay lại giảm. Nguyên nhân là do: Từ năm 2011, Ngân Hàng đã chịu áp lực lớn hơn khi NHNN siết quy định tăng trưởng tín dụng và dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chỉ được dùng tối đa 30% thay vì dùng 40% như trước đây), phần lớn lượng vốn huy động vào đều có kỳ hạn dưới một năm. Để đảm bảo an toàn và thanh khoản, Ngân Hàng đã chủ trương giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn.
Như chúng ta đã biết, cho vay là một trong những hình thức mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân Hàng, tuy nhiên trong tình hình cả nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, rủi ro của các khoản tín dụng tăng khá cao đặc biệt là tín dụng trung-dài hạn thì Ngân Hàng có xu hướng cho vay những khoản tín dụng ngắn, thời gian thu hồi nợ nhanh, giảm thiểu được rủi ro…
Tín dụng trung và dài hạn với thời hạn cho vay trên 1 năm là một khoản cho vay đem lại lợi nhuận cao cho Ngân Hàng, cũng vì lợi nhuận cao sẽ đi kèm với rủi ro cao nên không phải duy trì tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn ở mức độ cao là tốt, mà các ngân hàng phải lựa chọn một cơ cấu tín dụng trung và dài hạn thích hợp.
Một thực tế cho thấy hiện nay lãi suất cho vay vẫn khá cao nằm trong khoảng 19% -22%, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn không được tiếp cận nguồn vốn của Ngân Hàng. Một phần vì các dự án kinh doanh của khách hàng không có hiệu quả kinh tế cao, tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, mà hiện nay thị trường bất động sản đang bị đóng
băng vì thế doanh số cho vay không chỉ riêng Chi Nhánh mà các Ngân Hàng khác năm 2011 đều có xu hướng giảm.