Định hướng chiến lược kinh doanh của Chi Nhánh Sài Gòn-Ngân Hàng TMCP Đại Tín

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng trung dài hạn ngân hàng tmcp trustbank (Trang 40 - 41)

NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN

3.1 Định hướng chiến lược kinh doanh của Chi Nhánh Sài Gòn-Ngân Hàng TMCP Đại Tín

Đại Tín

Mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2012

Năm 2011 là một năm khá nhiều biến động đối với thị trường tài chính Việt Nam và thế giới. Đây là một trong những giai đoạn “lửa thử vàng” mà các Ngân Hàng thương mại cần chứng tỏ năng lực cũng như bản lĩnh thật sự trong việc thích ứng với các chính sách và chủ trương của Chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Trong bối cảnh chung đó, Ngân Hàng TMCP Đại Tín - TRUSTBank đã từng bước củng cố và khẳng định niềm tin tiếp tục phát triển an toàn hiệu quả và bền vững.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế vĩ mô còn tồn tại nhiều bất cập: Lạm phát tăng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh, giá vàng tăng đột biến, rủi ro cho vay tăng và đặc biệt là bị giới hạn về tăng trưởng tín dụng thì trong năm 2012 Ngân Hàng tăng cường các biện pháp thu nợ nhiều hơn cho vay, đẩy nhanh quá trình thu hồi, cơ cấu lại, bán các khoản nợ quá hạn và giải chấp các tài sản đảm bảo cho các tổ chức .

Các kỳ hạn cho vay dài được thay bằng các kỳ hạn ngắn, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, cũng như tránh rủi ro tín dụng. Tuy nhiên về mặt lâu dài thì tín dụng trung –dài hạn cũng phải được chú trọng.

Tăng cường khả năng thanh khoản trong hệ thống Ngân Hàng, Giải pháp triệt để đối với vấn đề thanh khoản hiện nay phải là những biện pháp xử lý nợ xấu đi kèm với quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân Hàng và thay đổi một số công cụ chính sách khác.

Như chúng ta đã biết, cho vay là hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận chủ yếu cho Ngân Hàng, vì vậy Ngân Hàng cần chú ý tới công tác thẩm định, đánh giá tốt tài sản đảm bảo, nhất là trong thị trường hiện nay thì tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu là bất động sản, mà thị trường bất động sản đang bị đóng băng như hiện nay thì việc cho vay là rất khó.

Vì mặt bằng lãi xuất hiện nay khá cao (khoảng 19-22%) nên các doanh nghiệp hầu như khó khăn trong việc vay vốn tăng trưởng sản xuất, do đó Ngân Hàng ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu, các mục

tiêu an sinh xã hội, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Đứng trước hoàn cảnh trên thì Ngân Hàng cần phải có một số biện pháp để có thể hoạt động ổn định, hiệu quả và có lợi nhuận, nhất thiết Chi Nhánh Sài Gòn-Ngân Hàng TMCP Đại Tín phải có những giải pháp, chiến thuật hợp lý. Em xin đề cử một số giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu phân tích tín dụng trung dài hạn ngân hàng tmcp trustbank (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w