Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với ngành bảo hiểm Việt Nam (Trang 28 - 31)

6.1. Khái niệm

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là tổ chức tự nguyện xã hội - nghề nghiệp của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, hợp tác và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

(Trích Điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày 24/12/1999 tại H à Nội với tên giao dịch quốc tế là "Association o f Vietnamese Insurers"

6.2. Chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Hiệp hội bảo hiểm - một tổ chức phi Chính phủ - đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường Việt Nam để cùng nhau hợp tác, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam ổn định và phát triển. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được quy định tại chương li, điều 4 Điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam:

• Đạ i diện các H ộ i viên tham gia ý kiến vào việc soạn thảo các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan; góp ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam; thu thập và phản ánh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ý kiến của các hội viên về các vấn đề chính sách, chế độ vái ngành bảo hiểm.

• Tổ chức diễn đàn phổ cập pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước; qua thực tiễn thực hiện, góp ý kiến nhằm hoàn chữnh các văn bản pháp quy hiện hành về bảo hiểm và các vấn đề liên quan.

• Xây dựng và thông qua nguyên tắc chung và nội dung phối hợp hoạt động giữa các hội viên, quy chế tự quản nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong mọi hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

• Đạ i diện các hội viên tham gia ý kiến vào các quy tắc, điều khoán, biểu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành. Tổ chức nghiên cứu xây dựng quy tắc, diều khoản, biểu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm theo yêu cầu của hội viên dưới hình thức đề tài nghiên cứu khoa học.

• Tổ chức Trung tâm thông tin của Hiệp hội theo quỵ định của pháp luật hiện hành, tiến hành thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trong khuôn khổ Hiệp hội.

• Đánh giá kết quả hoại động của thị trường bảo hiểm; đề xuất phương hướng hoạt động của ngành bảo hiểm.

• Phối hợp giữa các thành viên trong việc đào tạo, bổi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ bảo hiểm, đào tạo đại lý, cộng tác viên

• Tư vấn cho các hội viên về tổ chức hoạt động, phát triển kinh doanh và về các vấn đề khác có liên quan

• Nghiên cứu, đề xuất hoặc tham gia ý kiến về các biện pháp để phòng hạn chế tổn thất chung có liên quan đến các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên, phối hợp các hội viên và các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện.

• Tổ chức tuyên truyền hoạt động bảo hiểm trong và ngoài nước.

• Thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các đoàn thể có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội. Quan hệ hợp tác vái Hiệp hội bảo hiểm các nước và tham gia các tổ chức quốc tế theo quy định Nhà nước.

• Hoa giải tranh chấp giữa các hội viên; kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà nước về việc xử lý các trưng hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm.

C H Ư Ơ N G l i

C ơ H Ộ I V À T H Á C H T H Ứ C C Ủ A T O À N C Ầ U HOA KINH T Ê ĐỐ I VỚI N G À N H BẢO H I Ể M VIỆT N A M

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với ngành bảo hiểm Việt Nam (Trang 28 - 31)