PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM ì QUAN ĐIỂM CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN THỊ

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với ngành bảo hiểm Việt Nam (Trang 74 - 77)

ì. QUAN ĐIỂM CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN THỊ T R ƯỜ N G BẢO HIỂM

Phát triển thị trường dịch vụ tài chính nói chung và TTBH nói riêng luôn được Chính phủ quan tâm. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về việc phát triển thị trường bảo hiểm được thể hiện rõ ràng hơn trong chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn 2003-2010:

• Phát triển TTBH toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư. Bảo đảm cho các tổ chức cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quớc tế.

• Thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

• Nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quớc tế.

• Nhà nước quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quớc tế.

Một số chi tiêu chủ yếu:

• Tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quàn khoáng 24%/năm trong đó: bảo hiểm phi nhân thọ tăng khoảng 16.5%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng khoảng 28%/năm. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành bảo hiểm so với GDP là 2.5% năm 2005 và 4.2% năm 2010. Đế n năm 2010, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng khoảng 12 lần; tổng vớn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng khoảng 14 lẩn so với 2002.

• Tạo công ăn việc làm cho khoảng 150.000 người vào năm 2010. Nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2003-2010 tăng bình quân 20%/năm. Triển

khai các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng một số quan điểm sau:

1. H ộ i nhập thị trường bảo hiểm với thị trường bảo hiểm quốc t ế

1.1. Khuyến khích đầu tu nước ngoài

Hiến pháp nước C H X H C N Việt Nam và Luật đầu tư nước ngoài đã thế hiện rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và phát triển hội nhập. Quan điểm phát triển ngành bảo hiểm là

"thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đáu tư phát triển kinh tế xã hội; năng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế".

Việc cấp giấy phép hoởt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vẫn được thực hiện theo tiến trình hội nhập. Tới năm 2002 đã có hơn 6 0 % doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là các doanh nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh. Quy m ô về vốn và thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài dã chiếm tới 5 3 % và 3 5 % tương ứng. Có thế nói, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa thị trường báo hiểm rất tích cực so với các nước trong khu vực.

Đố i với các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang hoởt động: Chính phủ đã từng bước cho phép mở rộng nội dung hoởt động, phởm vi hoởt động. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã được phép cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng trong nước và thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm trước đây không cho phép (ví dụ như bảo hiểm xe cơ giới). Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong thực tế cũng không bị một hởn chế nào về sản phẩm và thị trường.

1.2. Chủ động tham gia hội nhập quốc tê

Chính phủ Việt Nam đã đẩy mởnh tiến trình hội nhập ngành bảo hiểm Việt Nam bằng cách cam kết thực hiện các Hiệp định thương mởi song phương và đa phương. Chính phủ Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm theo Hiệp định thương mởi Việt Mỹ. Bèn cởnh đó, Chính phủ Việt Nam

se tiếp tục xem xét cấp giấy phép cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong giai đoạn 2003-2006 phù hợp với lộ trình hội nhập và phát triển quan hệ

thương mại Việt Nam với các nước khác khu vực Châu Âu, Mỹ, Châu Á. Chính phủ Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các hội nghị, tăng cường các mối quan hệ đa phương và song phương thông qua Diữn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN, và Hiệp hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế ( I A I S ) nhằm tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm và trợ giúp kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

1.3. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tê trong quá trình hội nhập

Chủ trương quan trọng của Chính phủ Việt Nam là xây dựng môi

trường pháp luật đảm bảo nguyên tắc minh bạch, bình đẳng và công khai đối với mọi doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phẩn kinh tế. Để thực hiện các chủ trương trên. Chính phủ đã nỗ lực thực hiện một số giải pháp sau:

• Từng bước tạo sự bình đẳng về điều kiện kinh doanh giữa các DNBH trong và ngoài nước. Việc tháo bỏ các hạn chế về thị trường của các D N B H

nước ngoài đã được thực hiện theo đúng các cam kết trong các Hiệp định

thương mại và chủ trương mở cửa thị trường của Chính phủ các quy định liên quan tới quản lý Nhà nước đối với các thành phẩn kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phẩn, doanh nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài đã từng

bước được xem xét để tạo lập sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

• Bình đẳng về vốn pháp định và các yêu cẩu quản lý liên quan tới nghiệp vụ bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với ngành bảo hiểm Việt Nam (Trang 74 - 77)