Nàng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đói với hoạt đờng của thị trường bảo hiểm

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với ngành bảo hiểm Việt Nam (Trang 79 - 92)

giấy phép cho các DNBH. Chính phủ Việt Nam chủ trương không hạn c h ế việc tham gia T T B H của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc thị trường an toàn. Việc đưa ra các quy định tương đối cao về vốn điều lệ và quy trình đánh giá giấy phép tương đối chật chẽ, còn nậng nhiều về tính hành chính đã cho thấy khá rõ ràng quan điểm m ở cửa thị trường nhưng có chọn lọc của Chính phủ Việt Nam.

Như vậy, có thể cho rằng vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thể hiện tốt chức năng thiết lập khung pháp lý và quản lý đầu vàoc của thị trường bảo hiểm thõng qua hệ thống xem xét và cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, chức năng giám sát thị trường và đậc biệt là hiệu lực của các văn bản quản lý thị trường vần còn bị hạn chế dẫn đến những hạn chế đáng kể về tính m i n h bạch trên TTBH Việt Nam.

li. M Ộ T SỐ GIẢI PHÁP NHẰM P H Á T HUY cơ HỘI V À V ƯỢ T QUA T H Á C H THỨC CỦA T O À N CẦU H Ó A KINH TÊ NHẰM P H Á T TRIỂN THỊ T R ƯỜ N G BẢO HIỂM VIỆT NAM

1. Nàng cao hiệu quả quản lý N h à nước đói với hoạt đờng của thị trường bảo hiểm trường bảo hiểm

Trên cơ sờ phân tích những bất cập trong việc giám sát tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, yêu cẩu hội nhập quốc tế, yêu cẩu của các tổ chức và cá nhàn tham gia bảo hiếm, yêu cầu của Nhà nước trong việc duy trì sự phát triển ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, góp phẩn thúc đấy kinh tế-xã hội phát triển bền vững, cần nâng cao chất lượng công tác giám sát, đậc biệt là giám sát tài chính đối với các công ty bào hiểm, với một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cùng cố tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo hướng mờ rộng quy m ô phù hợp với quy m ô phát triển của thị trường, đồng thời đảm bảo quản lý theo loại hình nghiệp vụ báo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới và đại lý, quan hệ quốc tế...Cơ quan quán lý

nhà nước về hoạt động kinh tế bảo hiểm phải thực hiện được 2 chức năng cơ bản: là chức năng quản lý ngành kinh tế-kỹ thuật và chức năng giám sát tài chính.

Thứ hai, đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý nhà nước về k i n h doanh bảo hiểm, chú trọng đến bổi dưỡng các kiến thức về đánh giá rủi ro, định phí, trích lập dự phòng nghiệp vấ, kiến thức về quản lý đẩu tư, kiên thức kinh doanh quốc tế...Bên cạnh đó cấc yêu cấu về trình độ quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng phải được xem trọng.

Thứ ba, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu hoàn chỉnh phấc vấ cho công tác giám sát tài chính được chặt chẽ. Những quy định hiện hành trên các văn bẳn pháp lý về khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vấ còn nhiều bất cập và chưa hoàn chỉnh, chưa phản ánh đúng bản chất của các chỉ tiêu tài chính, từ đó làm cho công tác giám sát thông qua các chỉ tiêu tài chính không phản ánh đúng thực trạng tài chính cũng như mức độ an toàn lẽ ra phải có của các công ty bảo hiểm. Cho nên cần phải hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu tài chính và cách xác định của các chỉ tiêu này để đảm bảo cho công tác giám sát tài chính của cơ quan quản lý nhà nước được chặt chẽ; từ đó có cơ sở can thiệp kịp thời khi doanh nghiệp có những nguy cơ mất khả năng thanh toán, đảm báo cho thị trường bảo hiểm phát triển ổn định và bền vững.

Thứ tư, thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong giám sát tài chính. Chính quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường bảo hiếm trong nước còn có sự tham gia của các công ty bảo hiểm nước ngoài và chịu sự tác động lẫn nhau giữa các thị trường bảo hiểm của các nước. Vì vậy bộ máy và hệ thống giám sát tài chính đối với các công ty báo hiểm phải phù hợp với yêu cầu và thực tiễn kinh doanh bảo hiểm của nước ta và các nguyên tắc chuẩn mực quốc tế, bảo đảm cho ngành bảo hiểm Việt Nam hoạt động an toàn đồng thời đảm bảo cho các chủ thể tham gia thị trường phát triển tối đa khả năng của mình.

Thứ năm, để phù hợp với con đường hội nhập của ngành bảo hiếm Việt Nam, Chính phủ cần có những điều chỉnh và dần nới lỏng, dẩn bãi bỏ những quy định ràng buộc quá chặt chẽ và làm hởn chế sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong xu thế hội nhập theo hướng:

• Đố i với xu hướng toàn cầu hóa, các quy định thâm nhập thị trường cần được nối lỏng và thị trường bảo hiểm Việt Nam được mở cửa từng bước

• Đố i với xu hướng tự do hoa các quy định hoởt động được nới lỏng trong một con đường phát triển không ngừng. Thời gian và thủ tục chấp nhận cấp phép cho sản phẩm mới được rút ngắn và sự kiểm soát phí bảo hiểm được nới lỏng từ từ.

• Cơ chế kiểm soát đối với các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần được chuyển đổi theo hướng di chuyển từ kiểm soát thâm nhập và kiểm soát hoởt động đi đến kiểm soát tài chính của các công ty bảo hiểm.

Bên cởnh đó, kỷ luật thị trường cởnh tranh cũng cần được tiếp tục đề cao. Do đó, những công ty bảo hiểm nào vi phởm các nguyên tắc, chuẩn mực của thị trường bảo hiểm, các quy định của pháp luật sẽ bị trừng phởt nặng. Cùng với xu thế chung của thị trường tài chính quốc tế, việc hợp tác phát triển kinh doanh các bên cùng có lợi giữa các doanh nghiệp bảo hiếm, ngân hàng thương mởi và các công ty tài chính sẽ ngày càng phát triển theo hướng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trọn gói và hoàn hảo. Do vậy, ranh giới giữa các ngành trong các lĩnh vực tài chính ngày càng mờ dần do đó đòi hỏi cơ quan quản lý thị trường bảo hiểm phải có những thay đổi và thích ứng kịp thời, một mặt vừa đế tởo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển mởnh mẽ nhờ các hình thức hợp tác linh hoởt, mặt khác cũng có được một cơ chế pháp lý đảm bảo sự tuân thủ các quy định về nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm và báo đảm được quyền lợi của khách hàng trước các sản phẩm tài chính ngày càng phức tởp.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, điều chỉnh cơ c h ế chính sách vĩ m ô phù hợp với từng giai đoạn của lộ trình hội nhập.

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về kinh doanh bảo hiểm theo hưởng giảm dần độ chênh lệch với các quy định của quốc tế, đặc biệt là quy định cùa WTO. Việt Nam cựn chủ động thúc đựy quá trình điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đặc biệt là với các quy định của WTO và Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Cho

đến nay, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng hệ thống pháp luật, chính sách bảo hiểm của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh và có nhiều bất cập so với quy định quốc tế, đặc biệt là thiếu tính minh bạch, không nhất quán và thiếu ổn định. Do vậy, giải pháp cho vấn đề này là chúng ta phải bổ sung luật còn thiếu, vừa điều chỉnh luật hiện hành cho phù hợp với những quy chế m à W T O thừa nhận.

Việt Nam cần phải điều chỉnh cơ chế, chính sách vĩ m ô phù hợp với từng giai đoạn của lộ trình hội nhập. Để thị trường bảo hiểm phát triển phù hợp với từng giai đoạn của lộ trình hội nhập cần sử dụng công cụ pháp luật hành chính bảo hiểm, còng cụ kinh tế - tài chính và các văn bản pháp luật liên quan trên cơ sở:

• Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang môi trường pháp lý • Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia báo hiểm. • Phát triển mạng lưới bảo hiểm chuyên nghiệp, môi giới bảo hiểm và các kênh phân phối khác.

• Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiếm hiện đại hoa công nghệ thông tin

• Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm

• Phát hành thêm các trái phiếu Chính phủ • Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước.

• Đổ i mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

• Kiện toàn bộ máy tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam • Sắp xếp lại các doanh nghiệp bảo hiểm hiện có

• Khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước mở rộng phạm v i hoạt động kinh doanh, kể cả thị trường khu vực và quốc tế.

3. Nâng cao vai trò t ự quản của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Nâng cao vai trò tự quản của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh là biện pháp giúp cỉc doanh nghiệp giảm tình trạng hạ phí, tăng hoa hồng để tranh giành khách.

Cơ quan quản lý bảo hiểm luôn giám sát chặt chẽ suốt quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, không để tình trạng nguy hiểm mới giải quyết. Theo cách làm này, các công ty bảo hiểm phải tuân thủ chế độ báo cáo, thông tin một cách chặt chẽ: báo cáo tài chính hàng năm. hàng quý; hàng tháng phải nộp báo cáo tình hình kinh doanh. Các chuyên gia của cơ quan quản lý bảo hiểm sẽ tiến hành phân tích báo cáo, chỉ ra xu hướng, khả năng phát triển của doanh nghiệp và thị trường. Điều này sẽ giúp công ty quản lý đưa ra được những dự báo khá sát với thực tế. Trong trường hợp có nghi vỉn sẽ phối hợp với doanh nghiệp để làm rõ vỉn đề và đề xuỉt với người đứng đẩu cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp cẩn thiết. Trường hợp có dỉu hiệu không bình thường, có nguy cơ mỉt khả năng thanh toán, các cơ quan quản lý sẽ áp đạt ngay một chế độ báo cáo thường xuyên hàng tuần, thậm chí hàng ngày...

Để thực hiện tốt vai trò tự quản, hỗ trợ cầu nối và đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm trước cơ quan quản lý nhà nước và công chúng cẩn thực hiện đồng bộ các giải pháp :

• M ở rộng phạm vi hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về đào tạo, trao đổi thông tin, hợp tác, kinh doanh, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, đổng bảo hiểm, tái bảo hiểm, đề phòng hạn chế tổn thỉt.

• Xem xét sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam theo huống khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Bảo hiểm, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm với Hiệp hội.

• Củng cô tổ chức bộ máy lãnh đạo và các ban chuyên trách của Hiệp hội. Tổng thư ký Hiệp hội bảo đảm có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, làm việc chuyên trách. Xây dựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng cho các cán bộ của Hiệp hội tạo động lực cho cán bộ lao động cống hiến cho ngành bảo hiểm.

• Xây dựng cơ c h ế phối hợp giờa cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm để kiểm tra, giám sát việc thoa thuận giờa các hội viên, xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ Quy chế hợp tác và các hành vi vi phạm quản lý về kinh doanh bảo hiểm.

• Hiệp hội cũng nên chú ý tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho toàn ngành để chấm dứt tình trạng nhờng công ty mới ra đời sẽ kéo theo việc di chuyển nhân lực từ các công ty cũ đang tổn tại, nhờng cán bộ có năng lực sẽ chuyển sang làm cho các công ty bảo hiểm có vốn nước ngoài, gây nên tình trạng xáo động trên thị truờng. Hiệp hội Bảo hiểm nên thành lập trung tâm đào

tạo bảo hiểm cho toàn ngành. Nhờng cán bộ chuyên m ô n phải được đào tạo về

cơ bản và phải vượt qua được các kỳ thi sát hạch về chuyên m ó n và phải được cấp chứng chỉ.

4. Tăng cường k h ả năng tài chính của các doanh nghiệp bảo h i ế m Một số chuyên gia cho biết, theo kinh nghiệm của các nước có ngành bảo hiểm phát triển, để thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, hiệu quả thì thị

trường bảo hiểm nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng phái có số vốn cao hơn số vốn tối thiểu gọi là vốn phát triển. Năng lực tài chính vờng mạnh sẽ giúp các công ty bảo hiểm nâng cao năng lực nhận dịch vụ báo hiểm và mức giờ lại của còng ty m à vẫn đáp ứng được nhờng yêu cầu về trách nhiệm đối với người được bảo hiểm.

Mức vốn tự có thấp sẽ ảnh hường đến quy m ô hoạt động và uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Giải pháp thích hợp hiện nay là:

• Hợp nhất một số doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nhỏ thành doanh nghiệp bảo hiểm có quỵ m ô đủ mạnh để cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm trước kia có thể đóng vai trò các công ty con, cấc công ty vệ tinh. Việc hợp nhất một số doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm cậ phần là rất cán thiết, tránh để nguồn vốn dàn trải. Điểu này không chí tận dụng những cơ sở vật chất có sẵn, áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực tin học và viễn thông, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực hoạt động.

• Đố i với các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước sau khi sắp xếp, kiện toàn tậ chức, doanh nghiệp đã tự bậ sung vốn từ nguồn vốn tự có hoặc theo các hình thức khác đúng theo quy định của pháp luật; Nhà nước cần có kế hoạch cấp bậ sung vốn cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

• Đố i với các doanh nghiệp cậ phần được phép phát hành thêm cố phiếu

để bù đắp phần thiếu hụt vốn.

• Đố i với doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài, yêu cầu chù sờ hữu doanh nghiệp phải có kế hoạch đóng góp thêm vốn hoặc theo các hình thức khác. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng tài chính bằng các biện pháp như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ,

đa dạng các loại hình đầu tư, thực hiện đẩu tư an toàn, áp dụng kỹ thuật đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm cho cấc loại hình bảo hiểm tài sản có giá trị lớn (máy bay, tàu thúy...). Bên cạnh đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập quỹ đẩu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý vốn đầu tư. Sự hình thành các quỹ đầu tư độc lập của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ góp phần tạo nên trung tâm thu hút vốn đầu tư cùa các nhà đầu tư nhỏ thuộc các thành phần kinh tế, của tầng lớp dàn cư thành nguồn vốn lớn, ận định để tham gia các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.

5. Nâng cao năng lực cạnh t r a n h của doanh nghiệp bảo hiểm Do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc mua bán và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm không chỉ nằm trong phạm vi của một quốc gia m à có tính chất toàn cầu, do đó khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm, không những cớn chú trọng đến khả năng cạnh tranh ờ trong nước m à còn phải chú ý đến việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu như các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có khả nàng cạnh tranh trên phạm vi quốc tế thì người mua bảo hiểm, ngoài các đối tượng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, còn có thể là các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân hoạt động và sinh sống ở các nước khác trong khu vực và

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với ngành bảo hiểm Việt Nam (Trang 79 - 92)