Thị phán các doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với ngành bảo hiểm Việt Nam (Trang 51 - 56)

31 Công ty môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương MGBH 32 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ NewYork Life

6.2. Thị phán các doanh nghiệp bảo hiểm

6.2.Ị.Bảo hiểm nhân tho

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là một trong nhẩng thị trường bảo hiểm nhỏ nhất trong khu vực. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh của thị trường, thì viễn cảnh dài hạn của thị trường này thì tuyệt vời. Việc ký kết thành cõng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn thấp, đạt khoảng 0.87%. ở Việt Nam, hiện có 8 công ly bảo hiểm nhân thọ - một của nhà nước, một của liên doanh và 6 công ty 1 0 0 % vốn nước ngoài.

Bảo Việt (Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam) là công ty nhà nước có bề dày hoạt động 40 năm và là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên đưa ra hình thức bảo hiểm nhân thọ vào năm 1996. Tuy nhiên, địa vị thống trị của Bảo Việt đã bị suy giảm trong nhẩng năm gần đây, do các công ty bảo hiểm mới, được phép gia nhập từ năm 1999-đang chiếm dẩn thị phẩn. Hiện nay có khoảng hơn 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài (cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) tại Việt Nam đã chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của họ đối với thị trường Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mở rộng hơn nẩa thị trường cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Sau cùng, việc tăng tính cạnh tranh chắc chắn có sự thay đổi lớn và nâng cao nhận thức cùa người dân về lợi ích của bảo hiểm.

v ề thị trường, các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn tiếp tục mở rộng thị trường và địa bàn khai thác, phát triển và hoàn thiện mạng lưới bảo hiểm với các hình thức như đại lý bảo hiểm, công ty đại lý bảo hiểm nhân thọ...đe mở rộng thêm thị phần, các công ty bảo hiểm cũng đã liên kết với các ngân hàng, ngân hàng làm đại lý cho các công ty bảo hiểm nhân thọ và thanh toán phí cho các công ty bảo hiểm, điển hình như VCB làm đại lý chính thức cho Prudential và thực hiện thanh toán phí cho các công ty bảo hiếm qua hệ thống thấ tự động ATM, Manulife hợp tác với ngân hàng Đông Á; Bảo Việt hợp tác với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Về sản phẩm bảo hiểm, thị trường bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng các sản phẩm như bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, bảo hiểm nhân thọ có thời hạn từ 5-10 năm, bảo hiểm an sinh giáo dục, bảo hiểm thương tật...Các công tỵ bảo hiểm nhân thọ luôn đưa ra những sản phẩm mới thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, tuy nhiên, nếu so với các nước trong khu vực thì con số khoảng 4 % người tham gia bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam còn rất khiêm tốn so với các nước như Nhật ( 9 0 % ) , Singapore (50%)...

Thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục sôi động thông qua hoạt động đua tranh của 5 cõng tỵ bảo hiểm Bảo Việt, Prudential, Manuliíe, Bảo Minh- CMG và MA.

Thị phần các còng ty bảo hiểm nhân thọ

S T T Tên công ty 2002 2003 2004 2005 1 Bảo Việt 46 40.47 40.6 38.4 2 Prudential 35 39.71 38.8 39.9 3 Manuliíe 12 12.12 11.6 10.8 4 Bảo Minh 2 2.18 2.4 3.2 5 M A 5 5.52 6.6 7.7

Nguồn: Thông tin tổng hợp từ thị trường bảo hiểm và tái báo hiểm Việt Nam

Có thể thấy thị phần của các công ty đều tăng lên ngoại trừ Bảo Việt giảm. Cho đến năm 2004, Bảo Việt luôn là doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. N ă m 2005 đánh dấu một bước ngoặt mới khi lần đầu tiên công ty Prudential Việt Nam vươn lên vị trí số Ì với con số lãi ước đạt 61 tậ đồng sau 5 năm tham gia thị trường bảo hiểm. Điểu này có ý nghĩa khích lệ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm mới và sẽ thành lập trong tương lai vì thời gian để thu được lợi nhuận trong lĩnh vực đẩu tư dài hạn thông thường phải mất từ 7-10 năm.

6.2,2. Bảo hiểm phi nhân tho

Thị phần các cõng ty bảo hiểm phi nhân thọ

STT Tên công ty 2002 2003 2004 2005

1 Bảo Việt 40.39 41.68 40.1 38.65

2 Bảo Minh 28.08 23.52 22.04 21.76

3 PJICO 5.65 9.27 13.19 13.37

4 PVIC 14.5 13.82 11.5 12.49

Nguồn: Thông tin tống hợp từTTBH và TBH Việt Nam

Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ rất đa dạng với các dạng báo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hải, bảo hiếm tín dụng rủi ro tài chính, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiếm dầu khí, bảo hiểm xây dựng...

6,2.3. Môi giới bảo hiểm

Vai trò của hoạt động môi giới bảo hiểm tái bảo hiểm trong một nền kinh tế phát triển năng động là cực kỳ quan trọng. Môi giới bảo hiểm là hoạt động tư vấn về bảo hiểm và quản lý rủi ro chuyên nghiệp. Những nhà môi giới đóng vai trò người đại diện về đại điện về quyền lợi bảo hiểm của người mua bảo hiểm, giúp cho người mua đánh giá rủi ro, xác định rủi ro nào cần bảo hiểm. H ọ tư vấn cho người mua giải pháp/chương trình bảo hiểm phù hợp và có lợi nhất. Họ tiến hành thương thảo với thị trường bảo hiểm nhằm tìm kiếm

cho người mua bảo hiểm có khả năng đáp ứng tốt nhất về độ an toàn tài chính, giá cả và điều kiện bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Hoạt động môi giới cũng bao gồm việc cung cấp các dịch vụ quản lý rữi ro và đưa ra các giải pháp phù hợp. Việc sử dụng môi giới bảo hiểm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp mua bảo hiểm/quản lý rữi ro một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí quản lý và công sức so với việc tự quản lý và giao dịch trực tiếp. Hơn nữa, môi giới bảo hiểm còn đóng vai trò điều tiết và hướng dẫn thị trường do hiểu rõ được nhu cầu cữa người mua và đại diện cho số đông quyền lợi bảo hiểm.

Tại Việt Nam, hoạt động cữa các công ty môi giới bảo hiểm vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng cữa các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Nhìn chung, hoạt động môi giới bảo hiểm ở Việt Nam còn khá mới mẻ, môi giới bảo hiểm vẫn còn đứng ngoài thị trường do đó kết quả thu được từ lĩnh vực này chưa nhiều.

Hiện tại mới chỉ có 8 doanh nghiệp hoạt động môi giới bảo hiểm. Trong số đó, có 4 công ty nước ngoài: Aon (Mỹ), Marsh (Mỹ), Gras Savoye (Pháp), Paciíic (Thái Lan) và 4 công ty môi giới bảo hiểm cữa Việt Nam: Đại Việt, Á Đông, Việt Quốc và Cimeico. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động cữa các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài vần chỉ giới hạn trong khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo luật đẩu tư nước ngoài. Cụ thể, các công ty nước ngoài không được tham gia vào khu vực kinh tế tư nhân trong nước, khu vực doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp cổ phấn m à Nhà nước chiếm giữ cổ phần trên 51%... Các doanh nghiệp trong nước nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi vậy, lĩnh vực này thực sự chưa phát triển mạnh. Hiện nay, lượng phí bảo hiểm thông qua hoạt động môi giới mới chỉ đạt 20 triệu USD/năm, chiếm xấp xi 1 3 % doanh số toàn thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài chữ yếu tham gia môi giới bảo hiểm cho các nhà đầu tư nước ngoài và một số dự án lớn.

Theo bộ Tài chính, năm 2005 số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới do các công ty môi giới bảo hiếm 1 0 0 % vốn nước ngoài thực hiện vẫn chiếm chữ

yếu, mặc dù các công ty cổ phẩn môi giới trong nước đã có những phát triển đáng kể.

Trong k h i tổng phí bảo hiểm thu xếp được qua các công ty trong nước chiếm 16.23% tổng phí bảo hiểm thu xếp được qua môi giới (tỷ trọng của năm 2004 chỉ đạt 12.2%) thì tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm 1 0 0 % vốn đẩu tư nước ngoài chiếm tới 83.77% tổng phí thu xếp.

Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm năm 2005 đạt 908 tỷ đồng, tăng 5 7 % so với năm 2004, chiếm 1 6 . 4 1 % tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trưấng của năm.

Việc xem xét thành lập thêm các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm để đảm bảo cơ cấu cân đối giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là việc làm cân thiết và phù hợp với xu t h ế hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.

6.2.4. Tái bảo hiểm

Hoạt động tái bảo hiểm là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Bảo Việt đã thực hiện nghiệp vụ nhượng tái bảo hiểm, khi ấy là nhượng tái ra nước ngoài. Sau khi mấ cửa thị trưấng bảo hiểm, với số lượng ngày càng gia tăng, cùng với kỹ thuật đồng bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trưấng bảo hiểm Việt Nam đã thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm trong nước giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, khối lượng dịch vụ các doanh nghiệp bảo hiểm chuyển ra nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Tính đến 31/12/2005 thị trưấng bảo hiểm phi nhân thọ Vịêt Nam có 16 DNBH, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm của tập đoàn A I G mới được cấp phép. Tuy mức độ nhiều ít khác nhau, song cả 15 doanh nghiệp bảo hiểm còn lại đều thực hiện nghiệp vụ nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài. Tỷ lệ trung bình giữa phí tái bảo hiểm ra nước ngoài/Doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn thị trưấng bảo hiểm phi nhân thọ trong những năm qua là trên 30%. Chi riêng 4 năm qua trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tổng lượng phí bảo hiểm

chuyển nhượng ra nước ngoài đã là gần 5000 tỷ VND. Trong khi đó, phẩn phí nhận tái từ nước ngoài về thị trường bảo hiểm Việt Nam lại rất khiêm tốn - chưa bằng 3 % so với tộng phí nhượng tái ra nước ngoài, chưa bằng 1 % so với tộng phí bảo hiểm gốc. Hiện tượng "nhập siêu" dịch vụ bảo hiểm trong những năm qua đã làm một lượng vốn không nhỏ chảy ra nước ngoài.

Doanh thu phí và phí nhượng tái ra nước ngoài của T T B H phi nhân thọ Việt Nam từ 2002 -2005 (Đơn vị: Tỷ VND)

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005

Doanh thu phí gốc toàn thị trường 2624 3815 4764 5535 Phí nhượng tái ra nước ngoài 1009 1078 1260 1641

Phí nhận tái từ nước ngoài 22 17 33 71

Nguồn: Thị trường tài chính tháng 712006

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế đối với ngành bảo hiểm Việt Nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)