Cơ sở áp dụng công nghệ tích hợp GPS-GIS trong việc quản lý các phương tiện

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống quản lý phương tiện vận chuyển ctr đô thị, ctr công nghiệp, ctr nguy hại, bùn hầm cầu tại tp.hcm (Trang 45 - 47)

vận chuyển chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống Thông Tin Địa Lý (GIS - Geographic Information System) đã đánh dấu sự ra

đời và phát triển vào những năm 1960, một trong những hệ thống thông tin địa lý đầu tiên

được triển khai nghiên cứu ứng dụng đó là CGIS (Canada GIS). Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính, GIS cũng đã có những đột phá đáng kể. Hiện nay, việc kết hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cũng đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới. Công nghệ này được gọi là công nghệ tích hợp GIS-GPS.

Công nghệ tích hợp GIS-GPS có khả năng ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực như: vận tải công cộng, hàng hải, cấp cứu, cứu hoả, ... Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ tích hợp GIS-GPS nhằm xây dựng một hệ thống giám sát tự động các đối tượng di động phục vụ quản lý, giám sát các đối tượng di động trong nhiều lĩnh vực.Tháng 6/1993, tại Vương quốc Anh, để quản lý và giám sát các xe cứu thương nhằm hạn chế tối đa các rủi ro cho bệnh nhân trong quá trình di chuyển bằng xe cứu thương, Ban quản lý các đội xe đã cho xây dựng hệ thống giám sát đối tượng di động (Automatic Vehicle Location System – AVLS) dựa trên công nghệ tích hợp GIS-GPS kết hợp với hệ

thống thông tin di động (Mobile communications). Hệ thống có khả năng xác lập lộ trình tối ưu nên đã giảm được thời gian di chuyển khi cấp cứu, một điều rất quan trọng trong công tác cấp cứu.

Tháng 1/2005, tại Canada, Bộ Giao thông Canada đã cho triển khai xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát phương tiện vận tải nhằm kiểm soát hoạt động giao thông trên toàn quốc. Hệ thống bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát hoạt động của phương tiện và hỗ trợ cho công tác quản lý, điều phối giao thông.

37

Hệ thống thông tin địa lý bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam từ những năm 90. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong đó có công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý nhà nước. Trong chương trình phát triển công nghệ quốc gia của Việt Nam, Đảng và nhà nước luôn dành một vị trí quan trọng cho ứng dụng công nghệ GIS nhằm hoàn thiện và tin học hoá quản lý nhà nước. Hàng loạt các hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý nhà nước cấp tỉnh

nối tiếp nhau ra đời: SAGOGIS (TP HCM), DONAGIS (Đồng Nai), BIDOGIS (Bình

Dương), DANAGIS (Đà Nẵng), ...

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ lớn nhất cả

nước. Thành phố thường xuyên đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật. Công nghệ GIS cũng đã được nghiên cứu và phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ GIS đã và đang được ứng dụng ngày một nhiều ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều dự án và công trình nghiên cứu đang triển khai để phát triển cho các phân hệ của hệ

thống SAGOGIS (nay là HCM-GIS) như: hệ thống thông tin quy hoạch (Sở Kiến trúc quy hoạch), hệ thống thông tin bản đồ động (Sở Tài nguyên và Môi trường), xây dựng cơ sở

dữ liệu phục vụ quản lý mạng lưới cấp nước thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm DITAGIS), ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước quận Gò Vấp (Uỷ

ban nhân dân quận Gò Vấp chủ trì phối hợp với Trung tâm DITAGIS), dự án xây dựng cơ

sở dữ liệu GIS nhà ở và đất ở Quận 5 (Ban Quản lý dự án và đầu tư xây dựng công trình quận 5 phối hợp với trung tâm DITAGIS và phòng quản lý đô thị Quận 5). Gần đây Sở

Bưu chính Viễn thông cũng đã triển khai nhiều chương trình ứng dụng GIS trong công tác quản lý đất đai và xây dựng cấp Quận/huyện.

Đối với công nghệ GPS, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã quan tâm nghiên cứu từ

những năm 1999, tuy nhiên, những nghiên cứu bước đầu của việc ứng dụng công nghệ

GPS kết hợp với GIS trong quản lý các đối tượng di động nói chung còn dừng lại ở mức

độ thử nghiệm thiết bị, đường truyền và giao thức kết nối điểm – đa điểm.

Thời gian gần đây, một số công ty tại TP. HCM cũng đã cung cấp thiết bị GPS phục vụ

cho việc quản lý ôtô như: Vinh Hiển, Việt Map, Viễn Tân,... và một số đơn vị vận tải cũng mạnh dạn áp dụng công nghệ tích hợp GIS-GPS phục vụ cho việc quản lý phương tiện vận tải của doanh nghiệp mình, với những thử nghiệm bước đầu cũng đã cho thấy tính ưu việt của công nghệ này. Tuy nhiên, mô hình hệ thống tổng thể phục vụ quản lý nhà nước đối với các phương tiện vận tải đặc thù thì vẫn chưa được thực hiện.

38

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống quản lý phương tiện vận chuyển ctr đô thị, ctr công nghiệp, ctr nguy hại, bùn hầm cầu tại tp.hcm (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)