Các chức năng của hệ thống GSM

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống quản lý phương tiện vận chuyển ctr đô thị, ctr công nghiệp, ctr nguy hại, bùn hầm cầu tại tp.hcm (Trang 59 - 61)

Các đặc tính chủ yếu của hệ thống GSM như sau:

¾ Có thể phục vụđược một số lớn các dịch vụ và tiện ích cho thuê bao cả trong thông tin thoại và truyền số liệu.

ƒ Đối với thoại có thể có các dịch vụ:

- Chuyển hướng cuộc gọi vô điều kiện

- Chuyển hướng cuộc gọi khi thuê bao di động bận

51

- Giữ cuộc gọi

- Thông báo cước phí

- Nhận dạng số chủ gọi... ƒ Đối với dịch vụ số liệu:

- Truyền số liệu

- Dịch vụ nhắn tin: các gói thông tin có kích cỡ 160 ký tự có thể lưu giữ . ¾ Sự tương thích của các dịch vụ trong GSM với các dịch vụ của mạng sẵn có:

ƒ PSTN – Publich Switched Telephone Network (Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng).

ƒ ISDN – Integrated Service Digital Network (mạng số tổ hợp dịch vụ) bởi các giao diện theo tiêu chuẩn chung. Cho phép các thuê bao lưu động (roaming) ở các nước với nhau cùng sử dụng hệ thống GSM một cách hoàn toàn tựđộng. Nghĩa là thuê bao có thể mang máy di động đi mọi nơi và mạng sẽ tựđộng cập nhật thông tin về

vị trí của thuê bao đồng thời thuê bao có thể gọi đi bất cứ nơi nào mà không cần biết thuê bao khác đang ở đâu.

¾ Sử dụng băng tần 900 MHz với hiệu quả cao bởi sự kết hợp giữa hai phương pháp TDMA, FDMA.

¾ Giải quyết sự hạn chế dung lượng: Thực chất dung lượng sẽ tăng lên nhờ việc sử dụng tần số tốt hơn và kỹ thuật chia ô nhỏ, do vậy số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên. ¾ Tính linh hoạt cao nhờ sử dụng các loại máy thông tin di động khác nhau: máy cầm

tay, máy xách tay, máy đặt trên ô tô ...

¾ Tính bảo mật: Mạng kiểm tra sự hợp lệ của mỗi thuê bao GSM bởi thẻđăng ký SIM (Subcriber Identity Module). Thẻ SIM sử dụng mật khẩu PIN (Personal Identity Number) để bảo vệ quyền sử dụng của người sử dụng hợp pháp. SIM cho phép người sử dụng sử dụng nhiều dịch vụ và cho phép người dùng truy nhập vào các PLMN (Public Land Mobile Network) khác nhau. Đồng thời trong hệ thống GSM còn có trung tâm nhận thực AuC, trung tâm này cung cấp mã bảo mật chống nghe trộm cho từng đường vô tuyến và thay đổi cho từng thuê bao.

Hệ thống GSM làm việc trong băng tần 890 – 960MHz. Băng tần này được chia làm 2 phần:

- Băng tần lên (Uplink band): 890 – 915 MHz cho các kênh vô tuyến từ trạm di động

đến hệ thống trạm thu phát gốc.

- Băng tần xuống (Downlink band): 935 – 960 MHz cho các kênh vô tuyến từ trạm thu phát gốc đến trạm di động.

52

Mỗi băng rộng 25MHz, được chia thành 124 sóng mang. Các sóng mang cạnh nhau cách nhau 200KHz. Mỗi kênh sử dụng 2 tần số riêng biệt, một cho đường lên, một cho

đường xuống. Các kênh này được gọi là kênh song công. Khoảng cách giữa hai tần số là không đổi và bằng 45 MHz, được gọi là khoảng cách song công. Kênh vô tuyến này mang 8 khe thời gian mà mỗi khe thời gian là một kênh vật lý để trao đổi thông tin giữa trạm thu phát và trạm di động. Ngoài băng tần cơ sở như trên còn có băng tần GSM mở rộng và băng tần DCS (Digital Cellular System).

Hình 3.2 Mô hình GSM

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống quản lý phương tiện vận chuyển ctr đô thị, ctr công nghiệp, ctr nguy hại, bùn hầm cầu tại tp.hcm (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)