Sau khi xác định đợc mục tiêu của chiến lợc, doanh nghiệp phải xác định chi phí để đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động xúc tiến. Đây là một quyết định marketing khó khăn và nó chi phối lớn đến sự thành công, hiệu quả của hoạt động truyền thông. Trong bảo hiểm, mức ngân sách dành cho chiến lợc khá lớn trong đó
phần chi bồi thờng và chi cho hoạt động bán hàng chiếm tỷ trọng cao. Có bốn phơng pháp xác định ngân sách cho chiến lợc mà các công ty bảo hiểm có thể áp dụng:
* Phơng pháp xác định tỷ lệ % trên doanh số bán.
Phơng pháp này yêu cầu công ty ấn định ngân sách bằng một tỷ lệ % nào đó so với doanh số bán dự kiến. Phơng pháp này có u điểm:
Thứ nhất, ngân sách có thể thay đổi theo chừng mực mà công ty có thể chịu đựng đợc, làm cho lãnh đạo yên tâm vì nó gắn liền với sự tăng giảm doanh số bán hàng của công ty trong chu kỳ kinh doanh.
Thứ hai, phơng pháp này ổn định cạnh tranh trong tình thế các công ty cũng xác định ngân sách trên doanh số theo một tỷ lệ đã hình thành. Tuy nhiên, cơ sở của phơng pháp này cha thoả đáng, cha có luận điểm vững chắc để bảo vệ cho nó và trong một chừng mực nào đó còn luẩn quẩn, coi kết quả doanh thu là nguyên nhân của mức độ hoạt động xúc tiến. Từ đó dẫn đến việc xác định ngân sách tuỳ thuộc vào khả năng ngân quỹ hiện có hơn là việc tranh thủ các cơ hội tăng cờng hoạt động xúc tiến. Sự phụ thuộc của ngân sách cho chiến lợc vào sự thay đổi doanh số bán hàng ngày năm cũng tác động xấu và gây khó khăn cho việc lập kế hoạch xúc tiến hỗn hợp trong dài hạn.
* Phơng pháp cân bằng cạnh tranh.
Phơng pháp này yêu cầu công ty xác định mức ngân sách xúc tiến của mình bằng với mức ngân sách của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực thị trờng và chu kỳ kinh doanh. Việc duy trì một mức chi phí ngang bằng sẽ loại trừ cuộc đọ sức gay gắt về các hoạt động xúc tiến. Tuy nhiên phơng pháp này không khả thi lắm nhất là trong kinh doanh bảo hiểm, vấn đề bảo mật đợc coi trọng hàng đầu, do đó khó có thể biết đợc mức chi cụ thể ngân sách này ở các công ty là bao nhiêu. Hơn nữa mục tiêu của chiến lợc ở các công ty là khác nhau nên không thể căn cứ vào công ty khác để xác định ngân sách cho mình.
* Phơng pháp "căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ" phải hoàn thành.
Theo phơng pháp này, trớc hết phải xác định các công việc cụ thể khi thực hiện chiến lợc, sau đó xác định chi phí dành cho các hoạt động đó.
Phơng pháp này rất khoa học nhng khi lập ngân sách dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ, công ty bảo hiểm phải lu ý không đợc vợt ra ngoài ngân sách marketing của công ty và phải đợc giữ ở mức hợp lý.
* Phơng pháp theo khả năng.
Yêu cầu của phơng pháp này là công ty có khả năng đến đâu thì quyết định mức ngân sách dành cho xúc tiến đến đó. Phơng pháp này không tính đến sự tác động của chiến lợc đối với doanh số bán ra nên ngân sách thờng không ổn định hàng năm và gây trở ngại cho việc hình thành chiến lợc dài hạn.
Nhìn chung, phơng pháp nào cũng có những thế mạnh riêng và việc tìm ra một phơng pháp thích hợp cho mọi tình huống là rất khó khăn vì nó không chỉ phụ thuộc vào năng lực tài chính, diễn biến thị trờng, tình hình cạnh tranh, kế hoạch hành động... mà còn phụ thuộc vào triết lý kinh doanh, kinh nghiệm của ngời ra quyết định ngân sách. Các công ty bảo hiểm thờng quan tâm hàng đầu đến tính ổn định trong kinh doanh hơn là mạo hiểm vì hoạt động của công ty liên quan đến quyền lợi của phần lớn ngời dân trong xã hội. Do đó, phơng pháp thận trọng nhất là xác định ngân sách theo phơng pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc phơng pháp theo khả năng. Hai phơng pháp này nên áp dụng cho những công ty bảo hiểm mới đi vào hoạt động hoặc hạn chế về khả năng tài chính. Tuy nhiên nếu quá dè dặt sẽ dẫn đến tình trạng ngân sách không đủ để đảm bảo hoạt động xúc tiến thành công nh mong muốn. Bởi vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm phải kết hợp một cách linh hoạt các phơng pháp trong đó luôn dựa trên cơ sở những mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành nhằm đảm bảo chi phí bỏ ra là hợp lý và có khả năng thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đạt hiệu qủa cao.