Một là: Phát triển thương mại tại CHDCND Lào phải nhằm thực hiện mục
tiêu cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thương mại là một ngành tổng hợp, phát triển thương mại phải dựa và phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế-xã hội của Lào, phải đi cùng với việc phát triển của các ngành khác: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ…
Hai là: Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước để mở rộng thị
trường hàng hố trong và ngồi nước, coi việc mở rộng thị trường là chiến lược hàng đầu phát triển nền kinh tế hàng hố của Lào.
Như đã nêu trên Lào có lợi thế tiềm năng trong việc sản xuất nơng, lâm nghiệp, khống sản, thuỷ điện. Với những lợi thế so sánh của Lào trong việc sản xuất những hàng hố đó, có thể mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thị trường hàng hố Lào sẽ có triển vọng phát triển nhanh, tránh nguy cơ tụt hậu. Trong việc mở rộng thị trường thì việc mở cửa thị trường ra khỏi biên giới là có tính chất quyết định, bở vì những hàng hố mà Lào có thể xuất khẩu được là những hàng hố chưa có uy tín cao và chưa có thương hiệu phổ biến trên thị trường nước ngoài, vậy việc thâm nhập thị trường quốc tế là vấn đề rất khó đối với hàng hố của Lào. Nhưng việc mở rộng thị trường là điều bắt buộc phải thực hiện trong quá trình xây dựng kinh tế-xã hội trong q trình hội nhập. Lào có xuất thì mới có điều kiện nhập. Tuy nhiên Lào khơng thể coi nhẹ việc mở cửa thị trường trong nước vừa có tác dụng nâng cao đời sống nhân dân, vừa tác dụng khuyến khích, kích thích việc sản xuất hàng hố.
Thực hiện chính sách mở rộng quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị bắt buộc Lào phải mở rộng và tham gia vào thị trường quốc tế. Muốn làm được tốt việc mở cửa thị trường trước hết phải xác định được lợi thế tiềm năng của đất nước để tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế đó, cần phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển thương mại lâu dai và thích hợp với từng thời kỳ trong q trình hội nhập.
2.2 Tổng quan về thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nướcc CHDCND Lào 2001-2010.