Huy động vốn đầu tư cho phát triển thương mại.

Một phần của tài liệu Luananthacsy4.docx (Trang 74 - 76)

C. Chiến lược thương mại với các nước láng riềng Một: Chính sách khuyến khích thương mại biên giới:

9 Sản phẩm Nông nghiệp & động vật

3.3.6 Huy động vốn đầu tư cho phát triển thương mại.

Một trong những khó khăn, trở ngại rất lớn ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại Lào là tình trạng thiếu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại và vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thương mại. Chỉ tính riêng nhu cầu vốn để xây dựng các cơng trình thương mại trong nước như: xây chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu hội chợ triển lãm, mạng lưới kho đầu mối…cũng đã lên đến hàng tỷ USD. Mặt khác, vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương xuyên cũng rất thiếu. Do đó, việc huy động tạo nguồn vốn đối với nghành thương mại vừa có tính chất bức xúc, vừa là điều kiện cơ bản để thực hiện chiến lược phát triển thương mại trên cả nước. Chính vì vậy cần phải có chính sách và giải pháp tạo vốn cho ngành thương mại trên cả nước.

Việc huy động vốn phải được tiến hành từ tất cả các nguồn (nguồn ngân sách, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn ODA và viện trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước, nguồn vốn huy động của cơ quan, xí nghiệp và dân cư…). Tuỳ theo tính chất cơng trình, mục đích sử dụng vốn và thời hạn thu hồi…để xác định và lựa chọn nguồn vốn và hình thức huy động thích hợp. Trong các hình thức và các biện pháp huy động vốn, các hình thức và biện pháp sau đây đóng vai trị cơ bản và rất quan trọng:

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Là một nước nằm giữa các nước Đông Nam

Á, là đầu mối giao thơng quan trọng từ phía Đơng sang Tây. Lào sẽ là thị trường đầu tư hấp dẫn và cho phép phát triển hình thức tạo vốn từ bên ngồi.

Lào cần vận dụng triệt để chính sách khuyến khích đầu tư, như chính sách thuê đất, chính sách thuế…để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác Lào cần nghiên cứu tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện môi trường cho các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy các luồng đầu tư nước ngoài vào Lào như:

Một: Tăng cường sự ổn định chính sách, mở rộng các khu vực và các lĩnh vực

cho đầu tư nước ngoài.

Hai: Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ.

Ba: Cho phép các nhà đầu tư nước ngồi lập các cơng ty buôn bán với nước

ngồi tại Lào.

Bốn: Thơng qua các cơng ty đa quốc gia để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm: Khuyến khích các cơng ty tư nhân sử dụng đầu tư nước ngoài dưới sự

chỉ đạo của Nhà nước.

Sáu: Cử các nhóm đầu tư ra nước ngồi tiếp thị…

Thu hút đầu tư nước ngoài, vừa tạo được nguồn vốn đầu tư, vừa tranh thủ được công nghệ tiên tiến và học tập được kinh nghiệm tốt về quản lý, kinh doanh nước ngồi nhanh chóng đưa thương mại Lào tiến tới văn minh và hiện đại. Vậy phải coi là đầu tư trực tiếp nước ngoài là một giải pháp quan trọng và rất cơ bản để tạo nguồn vốn.

Thu hút nguồn vốn từ trong nước: Thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua

huy động vốn tiềm tàng trong dân cư, nguồn vốn của các cơ quan xí nghiệp trong nước thơng qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu...

Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, là một hình thức huy động vốn ngày càng đóng vai trị quan trọng và sẽ trở thành hình thức huy động vốn chủ yếu tại Lào trong thời gian tới.

Khi thị trường vốn phát triển mạnh, đặc biệt là sự ra đời của thị trường chứng khốn, thì việc huy động vốn, nhất là vốn đầu tư dài hạn chủ yếu thông qua thị trường chứng khốn chứ khơng phải qua hệ thống ngân hàng. Hiện

nay Lào đang tìm hiểu và sắp mở hoạt động thị trường chứng khốn, nên có thể sử dụng thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư cho lĩnh vực thương mại.

Một phần của tài liệu Luananthacsy4.docx (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w