C. Chiến lược thương mại với các nước láng riềng Một: Chính sách khuyến khích thương mại biên giới:
9 Sản phẩm Nông nghiệp & động vật
3.3.1 Hoàn thiện môi trường kinh doanh trên cả nước nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại.
Mơi trường kinh doanh là tồn bộ các điều kiện trong đó diễn ra các hoạt động kinh doanh như: thị trường, hạ tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách của Nhà nước và các yếu tố tổ chức …ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động thương mại của nước CHDCND Lào thời gian qua mặc dù đã chuyển sang môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhưng do thị trường và các yếu tố của mơi trường kinh doanh hình thành chưa đồng bộ, kém phát triển và cịn bị ảnh hưởng mơi trường cũ khá nặng nề. Vậy chưa tạo ra được điều kiện bình đẳng, cơng bằng thuận tiện cho các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, hạn chế rất nhiều sự phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó việc hình thành mơi trường kinh doanh có vai trị rất quan trọng đối với việc khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tích cực đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Để hồn thiện mơi trường kinh doanh cần giải quyết nhiều vấn đề có liên quan ở tầm vĩ mô:
Môt là: Phát triển đồng bộ các loại thị trường khác nhau như: Thị trường hàng
hố, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động…nhằm từng bước tạo lập một thị trường thống nhất và hoàn chỉnh.
Hai là:Củng cố và hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng XHCN, các vùng các tỉnh chỉ can thiệp vào thị trường trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường để phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực. Thơng qua hoạt động của cơ chế thị trường, của quy luật cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước phải tự điều chỉnh, đổi mới, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Ba là: Đẩy mạnh xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trong nước, cơ sở hạ
tầng đó là tồn bộ các điều kiện vật chất, kỹ thuật đóng vai trị nền tảng cho hoạt động kinh tế xã hội trên vùng lãnh thổ cả nước bao gồm: Hệ thống giao thông (đường sá, cầu cống, ga, bến cảng và phương tiện vận tải…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống kho tàng nhà cửa và
các điều kiện vật chất khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai trị rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế xã hội, thiếu nó q trình kinh doanh và sản xuất xã hội không thể tiến hành được. Cho nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và giao lưu hàng hố, tạo mơi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư vào trong nước…cần cải tạo, nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của đất nước. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, việc tiến hành đầu tư phải được thực hiện từng bước, có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng dàn đều, hiệu quả đầu tư thấp.