Những mặt đã làm được.

Một phần của tài liệu Luananthacsy4.docx (Trang 55 - 58)

C. Chiến lược thương mại với các nước láng riềng Một: Chính sách khuyến khích thương mại biên giới:

8 Ngô, quả sung

2.3.1 Những mặt đã làm được.

Qua nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển thương mại của nước CHDCND Lào trong thời gian qua 2001 đến nay em có thể rút ra những kết luận như sau:

Mơt là: Thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước,

của Bộ thương mại và các Bộ có liên quan. Chiến lược phát triển thương mại đã được khởi thảo ở mức nhất định, thể hiện qua các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ VII và thứ VIII.

Hai là: Chiến lược thương mại đã giúp cho việc tổ chức thực hiện thu được

những thành tựu rất đáng kể, nền thương mại Lào đã có những bước tiến nhất định, nó thể hiện qua các con số như sau: Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 18960,57 tỉ kip đến năm 2007 đạt được 34129,026 tỉ kip. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ từ 2001-2007 là 17%. Mức tăng trưởng vận chuyển hàng hoá qua biên giới lên tới 20%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặt được 1 – 1,3 tỷ USD. Đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được 3,48 tỷ USD, độ tăng bình quân mức lưu chuyển hàng hố bán bn từ năm 2001 đến 2007 đạt 18%/năm.

Ba là: Chiến lược phát triển thương mại đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của Lào theo hướng công nghiệp – thương mại, du lịch, dịch vụ nông nghiệp. Cũng như chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu thị trường trong và ngồi nước. Mặt khác chính xuất phát từ mối quan hệ giữa thương mại và sản xuất nên chiến lược thương mại còn định hướng và dẫn dắt các nhà sản xuất đầu tư đúng hướng nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, tăng sức cạnh tranh của hàng hố trên thị trường trong và ngồi nước.

Bốn là: Chiến lược phát triển thương mại đã giúp cho các doanh nghiệp sản

xuất và doanh nghiệp thương mại chủ động nắm bắt được cơ hội kinh doanh, nhằm giảm đi những thiệt hại, rủi ro. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận thức và đổi mới tư duy trong hoạt động thương mại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại.

Năm là: Đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các doanh

nghiệp tham gia sâu vào trao đổi và phân công lao động hợp tác quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, tận dụng triệt để lợi thế so sánh, khai thác tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của CHDCND Lào.

Sáu là: Chiến lược phát triển thương mại đặt ra cho các doanh nghiệp không

chỉ là giữ vững, ổn định thị trường với những mặt hàng truyền thống của Lào, mà cịn chú trọng đến khai thác, thu mua, gia cơng, sản xuất những mặt hàng mới, phát triển và mở rộng thị trường, khai thác những thị trường bỏ ngỏ. Với lợi thế của mình, Lào cần khai thác tối đa những sản phẩm cần có hàm lượng chất xám cao và qua chế biến sâu nhằm tránh những rủi ro, kinh doanh không hiệu quả.

Bảy là: Phương hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển thương mại của

CHDCND Lào về cơ bản đã phản ánh được đúng với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lào trong thời kỳ chiến lược, đã khai thác được những lợi thế tương đối và tuyệt đối của Lào để phát triển thương mại, để hội nhập với thương mại thế giới.

Tóm lại : Trong thời gian qua thương mại của Lào đã đạt được những thành

tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những định hướng chiến lược đề ra trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào, góp phần đáng kể vào chiến lược ổn định và phát triển kinh tế. Thị trường và hoạt động thương mại đang phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hoá tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp

ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư.

Đã hình thành được thị trường thống nhất, thơng thống, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; tiềm năng về lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán…của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thơng hàng hố. Thương mại quốc doanh đã từng bước chuyển đổi về tổ chức và phương thức kinh doanh, thương nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được khẳng định, đặc biệt thị trường bán lẻ và kinh doanh dịch vụ. Quản lý Nhà nước về thương mại được đổi mới cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức; từng bước hình thành hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới, tạo hành lang pháp lý cho thương mại phát triển.

Thực hiện và đạt được những thành tựu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một: Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước cũng như Bộ công

nghiệp và thương mại và các Sở thương mại trong công cuộc đổi mới kinh tế, trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển thương mại đã làm cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển mạnh, cơ cấu sản xuất được chuyển dịch, thúc đẩy và cải thiện hoạt động thương mại.

Hai là: Những đổi mới cơ bản về quan điểm như: đặt đúng vị trí của sản xuất

hàng hố, lưu thơng phân phối, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ bao cấp, đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Ba là: Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá đã

đẩy lùi chính sách bao vây, cơ lập nước CHDCND Lào, tạo dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế, mở rộng thị trường, có thêm nhiều bạn hàng, đối tác, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Luananthacsy4.docx (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w