Các nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội.doc (Trang 30 - 31)

* Năng lực tài chính của khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của ngân hàng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc ngân hàng có thu được gốc và lãi hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình sử dụng vốn của khách hàng.

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở lượng vốn tự có, tỷ trọng vốn tự có, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp…Các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ là nền tảng phát triển khách hàng của ngân hàng. Trái lại, việc quản lý kinh doanh và tài chính nếu không tốt sẽ dẫn tới thất thoát, thua lỗ, phá sản, nợ ngân hàng, từ đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng, chất lượng tín dụng giảm.

Đối với DNXL, do đặc điểm là nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thường lớn, chỉ được quyết toán khi công trình được nghiệm thu nên thường bị hạn chế về vốn. Nếu vay vốn quá nhiều mà vốn tự có quá ít thì doanh nghiệp không có khả năng tự chủ về tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các DNXL nhìn chung có năng lực tài chính không cao, tốc độ luân chuyển vốn chậm, tình trạng bị chiếm dụng vốn phổ biến làm ảnh hưởng tới

khả năng thanh toán của doanh nghiệp, dòng tiền thu về không đủ trả nợ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

* Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp trung thực trong các báo cáo tài chính, các phương án, dự án đầu tư, sử dụng vốn đúng mục đích, có ý thức trả nợ cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao và ngược lại.

Trong hoạt động của các DNXL, do cùng một thời điểm có nhiều dự án, nhiều công trình diễn ra nên việc sử dụng tiền vay từ dự án này đầu tư cho dự án khác là điều có thể xảy ra. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích, không sử dụng vào phương án xin vay mà ngân hàng đã xét duyệt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Doanh nghiệp đầu tư vào những dự án có độ rủi ro cao, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán, trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội.doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w