Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng được thể hiện qua Bảng sau :
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ lệ % Năm 2006 Tỷ lệ % Năm 2007 Tỷ lệ % Tổng dư nợ 3.459.374 100 3.823.014 100 3.790.55 2 100 Cho vay ngắn hạn 2.527.792 73 2.994.203 78 3.055.30 7 80 Cho vay TDH 793.920 23 761.801 20 732.870 19,3
Cho vay theo KHNN 64.291 14.485 2.375
Khoanh, chờ xử lý 10.257 0 0
ODA 63.113 52.525
( Nguồn : Phòng Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội sử dụng vốn chủ yếu trong hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng trong những năm qua, thể hiện sự cố gắng rất lớn của Ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Ngân hàng một mặt vẫn giữ vững quan hệ với các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, mặt khác đã tích cực mở rộng các sản phẩm tín dụng cho các đối tượng khác như cho vay tiêu dùng đối với cá nhân…
Nhìn vào Bảng tình hình sử dụng vốn, ta có thể thấy tổng dư nợ của Ngân hàng trong năm 2006 bằng 105% so với năm 2005. Từ chỗ chỉ có cho vay ngắn hạn, trung dài hạn phục vụ chủ yếu cho các đơn vị xây lắp, cho đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đưa ra nhiều hình thức tín dụng đáp ứng đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng như tín dụng dự phòng, đồng tài trợ, tài trợ thương mại, cho vay tiêu dùng. Đến năm 2007, dư nợ tín dụng của ngân hàng có giảm nhẹ, khoảng 0,8% so với năm 2006.
Về cơ cấu dư nợ cũng đã có sự chuyển dịch giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm (Năm 2005: 73%, năm 2006: 78%). Riêng năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn là 3.055.307 triệu đồng vẫn chiếm giữ tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (80%). Sự chuyển dịch trong cơ cấu dư nợ như trên phù hợp với sự phát triển cũng như với những mục tiêu đặt ra của Ngân hàng trong những năm tiếp theo. Ngân hàng có chính sách là tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ, giảm tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn (nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng của dư nợ trung, dài hạn) vì các khoản cho vay ngắn hạn thường ít rủi ro hơn so với các khoản trung, dài hạn.