Nợ quá hạn là chỉ tiêu cụ thể phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó phản ánh tính an toàn, khả năng thu hồi vốn của mỗi khoản vay. Đặc biệt đối với hoạt động tín dụng trung, dài hạn có độ rủi ro cao, chỉ tiêu này rất được ngân hàng quan tâm, theo dõi và đánh giá.
Bảng 2.4 : Nợ quá hạn trung, dài hạn đối với DNXL
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nợ quá hạn TDH 13.260 11.945 7.268
Tỷ lệ nợ quá hạn TDH / Tổng dư nợ TDH
1,67% 1,56% 0,99%
Nợ quá hạn TDH đối với DNXL 10.257 10.558 9.612 Tỷ lệ nợ quá hạn TDH đối với DNXL /
Tổng dư nợ TDH của DNXL
1,9% 2,1% 2,15%
(Nguồn : Phòng Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)
Tỷ lệ nợ quá hạn TDH / Tổng dư nợ TDH của ngân hàng tương đối hợp lý, đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước khi ở dưới mức 3%. Tỷ lệ này được giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ quá hạn TDH đã giảm từ mức 1,67% trong năm 2005 xuống 1,56% năm 2006 và chỉ còn 0,99% trong năm 2007. Đây là sự cố gắng nỗ lực rất lớn của ngân hàng. Nhờ có sự kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn nên nợ quá hạn TDH của ngân hàng đã được giảm đáng kể.
Tỷ lệ nợ quá hạn TDH đối với DNXL / Tổng dư nợ TDH của DNXL cho biết trong 100 đồng vốn vay TDH của DNXL thì có bao nhiêu đồng bị chuyển xuống nợ quá hạn. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn TDH đối với DNXL có tăng lên nhưng vẫn giữ trong mức hợp lý, dưới 3%. Trong năm 2005, tỷ lệ này là 1,9%, năm 2006 là 2,1% và tăng lên 2,15% trong năm 2007. Về mặt tương đối, tỷ lệ này trong năm 2007 tăng nhưng về mặt tuyệt đối dư nợ quá hạn TDH đối với DNXL lại giảm, tương ứng là 9.612 tỷ đồng. Điều này là do tốc độ giảm của dư nợ TDH đối với DNXL cao hơn tốc độ giảm của nợ quá hạn TDH đối với DNXL. Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ quá hạn TDH đối với DNXL tăng lên qua từng năm như vậy cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại về tính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNXL. Nếu tỷ lệ này có xu hướng tiếp tục tăng sẽ đe dọa tới doanh thu cũng như lợi nhuận từ hoạt động tín dụng TDH đối với DNXL của ngân hàng.