Các nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội.doc (Trang 60)

- Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát, biến động giá cả vật liệu xây dựng trên thị trường như xi măng, sắt, thép là nguyên nhân làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp xây lắp. Điển hình như đầu năm 2008, giá thép xây dựng tăng gấp đôi so với năm 2007 làm cho nhiều công trình phải điều chỉnh dự toán và bị chậm trễ trong thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

- Trong khoảng thời gian đầu năm 2008, do các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay, có ngân hàng sử dụng lãi suất cho vay theo tháng khiến cho nhu cầu vay vốn của các DNXL chững lại, làm giảm dư nợ đối với DNXL của ngân hàng.

- Công tác giải phóng mặt bằng cũng là một trong những vướng mắc trong quản lý đầu tư và xây dựng. Nhiều công trình đã được triển khai nhưng do quá trình giải phóng mặt bằng kéo dài, gây khiếu kiện, làm chậm tiến độ công trình, khiến cho các doanh nghiệp thực hiện thi công gặp khó khăn khi vẫn phải trả nợ ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong thời gian tới

Những định hướng của ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và cơ cấu của tín dụng trung, dài hạn nói chung cũng như hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL nói riêng.

Dựa trên tình hình của nền kinh tế, chiến lược kinh doanh chung của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đưa ra những định hướng về hoạt động tín dụng đến năm 2010 như sau :

- Kiểm soát quy mô tăng trưởng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra (tối đa là 18%), đảm bảo tăng trưởng gắn liền với chuyển dịch cơ cấu tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn tín dụng, tăng trưởng gắn liền với chuyển dịch cơ cấu dư nợ của từng ngành kinh tế và đạt các mục tiêu tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo, tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh, tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn.

- Định hướng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, giảm tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn, tập trung vào ngành nghề hoạt động có khả năng sinh lời, đem lại nguồn thu tín dụng lớn, bảo đảm tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Ưu tiên cho vay các ngành kinh tế có thế mạnh, đảm bảo đầu ra và được đánh giá là ít rủi ro như thủy điện, nhiệt điện, xi măng, hạ tầng giao thông…Đẩy mạnh cho vay các ngành Việt Nam có lợi thế như chế biến xuất khẩu thủy hải sản, các loại cây công nghiệp, gia công chế biến gỗ, tàu thủy, khai khoáng…

- Xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, giảm tỷ trọng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu hút khách hàng có năng lực tài chính, trình độ quản trị kinh doanh đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, đảm bảo tăng trưởng doanh thu từ hoạt động tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ với các lĩnh vực rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin báo cáo tín dụng kịp thời và chính xác.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, ngoài các sản phẩm truyền thống, nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, mở rộng quy mô khách hàng.

- Đẩy mạnh phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo mạng lưới hoạt động rộng lớn cho ngân hàng.

Định hướng của ngân hàng đối với hoạt động tín dụng trung, dài hạn của DNXL như sau :

- Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng thực hiện kiểm soát chặt chẽ và giảm dần tỷ trọng trong cho vay phục vụ xây lắp. Thực hiện giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay đối với DNXL, giảm dư nợ cho vay quá hạn đối với DNXL.

- Tuân thủ và thực hiện linh hoạt cách thức cho vay và phương thức quản lý tín dụng đối với các DNXL, đảm bảo mục tiêu chỉ cho vay đối với các khách hàng tốt, có tín nhiệm, có đủ điều kiện tín dụng như kết quả kinh doanh có lãi, có đủ vốn tham gia dự án, có tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành…

- Tổng kết tình hình tín dụng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đưa ra định hướng về chính sách tín dụng, phương pháp phân tích

đánh giá khách hàng, phương thức quản lý tín dụng đối với từng nhóm khách hàng.

- Xây dựng chính sách tín dụng cụ thể đối với hoạt động cho vay DNXL, hướng dẫn chi tiết về quy trình cho vay, phương thức kiểm tra, đánh giá và quản lý tín dụng để áp dụng thống nhất trong toàn ngân hàng.

Trên cơ sở định hướng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Các chỉ tiêu hiệu quả

+ Chênh lệch thu chi và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 11%/năm.

+ Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. + Phấn đấu đảm bảo chênh lệch đầu ra, đầu vào từ 3% trở lên. - Các chỉ tiêu chất lượng

+ Tỷ lệ nợ xấu < 8% tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ quá hạn < 4% tổng dư nợ. + Cơ cấu dư nợ / Tài sản Có < 62%. + Khả năng sinh lời ROA ≥ 1%. - Các chỉ tiêu tăng trưởng, quy mô

+ Tổng Tài sản tăng bình quân 17%/năm.

+ Nguồn vốn huy động tăng bình quân 30%/năm. + Dư nợ tín dụng tăng bình quân 21%/năm. + Thu dịch vụ ròng tăng bình quân 11%/năm. - Các chỉ tiêu cơ cấu

+ Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn / Tổng dư nợ < 35%.

+ Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh / Tổng dư nợ > 50%. + Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo / Tổng dư nợ ≥ 80%.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với DNXL

Chính sách tín dụng là nền tảng để quản trị hoạt động tín dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ ngân hàng. Để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, nhất thiết ngân hàng phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với các hoạt động cụ thể của ngân hàng.

Để phù hợp với các đặc trưng, hoạt động cơ bản của DNXL, chính sách tín dụng cần được đổi mới và hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

* Chính sách lãi suất

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, lãi suất là một vấn đề quan trọng để chiếm lĩnh thị phần của các ngân hàng. Mặc dù khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, ngân hàng đã có một số các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp này song để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng, ngân hàng vẫn cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt và đa dạng hơn.

Do những đặc trưng về chu kỳ sản xuất kinh doanh, về sản phẩm của các DNXL, ngân hàng nên đa dạng hóa các hình thức lãi suất để phù hợp với các điều kiện, đặc trưng của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những khoản vay thích hợp, đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, trả nợ ngân hàng đúng hạn.

* Chính sách bảo đảm tiền vay

Cho vay xây lắp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và có nguy cơ mất vốn cao. Vì thế, việc tăng cường bổ sung biện pháp bảo đảm tiền vay là rất cần

thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng đối với khoản vay.

Bên cạnh đó, ngân hàng có thể đa dạng các hình thức bảo đảm tiền vay. Đối với các doanh nghiệp truyền thống, có uy tín với ngân hàng, ngoài tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể cho vay theo các hình thức bảo đảm khác như tín chấp, thế chấp. Đối với các khoản vay trung, dài hạn, ngân hàng cũng có thể cho thế chấp từ chính tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, ngân hàng cũng cần tăng cường khâu quản lý, kiểm tra thýờng xuyên với các tài sản ðýợc cầm cố thế chấp tránh trýờng hợp doanh nghiệp dùng một tài sản ðể thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau.

* Giới hạn cho vay

Nhằm tránh việc tập trung quá nhiều vốn vào một lĩnh vực dẫn đến rủi ro cao, ngân hàng cần quan tâm tới tỷ trọng dư nợ đối với DNXL trong tổng dư nợ. Dựa trên sự phân tích, dự báo về mức độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như lĩnh vực xây lắp, ngân hàng đưa ra giới hạn tín dụng đối với DNXL, tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng, gây mất an toàn cho ngân hàng. Hiện nay, để đảm bảo an toàn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã có định hướng giảm tỷ trọng dư nợ đối với DNXL trong tổng dư nợ, mở rộng việc đầu tư cho vay đối với các lĩnh vực ngành nghề khác. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn đối với DNXL cũng rất cần được xem xét và định hướng để vừa tạo điều kiện cho DNXL đầu tư phát triển, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

* Chính sách đánh giá và phân loại khách hàng

Đánh giá và phân loại khách hàng là điều kiện quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Qua đánh giá khách hàng, ngân hàng thấy được khả năng tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại khách

hàng và có những chính sách tín dụng cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng.

Việc đánh giá, phân loại khách hàng là DNXL có thể dựa trên các yếu tố sau :

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay

- Tình hình sản xuất kinh doanh của DNXL : ngân hàng cần thực hiện đánh giá thông qua hai chỉ tiêu là doanh thu và kết quả kinh doanh. Doanh thu của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất, có khả năng trả nợ ngân hàng. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khả năng sử dụng vốn vay đạt mục tiêu đề ra, có điều kiện hoàn trả ngân hàng đúng hạn.

- Phân tích báo cáo tài chính của DNXL

Trước khi phân tích các báo cáo tài chính, ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác của các báo cáo này, để đảm bảo cho việc đánh giá và phân tích của ngân hàng được chính xác. Trên cơ sở các báo cáo tài chính, ngân hàng tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng tài chính hiện tại, tính hiệu quả trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, các vấn đề tiềm ẩn để phân loại khách hàng.

- Phân tích hiệu quả khoản vay

Trước khi cho vay, ngân hàng cần xem xét, nghiên cứu các điều kiện như nguyên vật liệu, phương tiện kỹ thuật, nhân lực, thị trường tiêu thụ… Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các công trình mà nguồn vốn thanh toán được quy định rõ ràng, đánh giá lại khả năng thanh toán, tiến độ thanh toán của các công trình, dự án đang vay vốn tại ngân hàng. Từ đó, ngân hàng thực hiện phân loại các dự án, công trình đang gặp khó khăn để theo dõi cụ thể.

Hiện nay, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, việc đánh giá và phân loại khách hàng đã được thực hiện theo phần mềm chấm điểm tín dụng cụ thể của ngân hàng. Cách đánh giá mới này giúp giảm thời gian cho cán bộ tín dụng song vẫn phụ thuộc phần lớn vào khả năng nhận xét, phân tích của cán bộ tín dụng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người tác nghiệp trực tiếp, là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng. Vì thế nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ như tổ chức đào tạo, tuyển thêm nhân viên có trình độ, các chế độ động viên khen thưởng…Mặc dù chất lượng cán bộ tín dụng đã được nâng cao nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng, ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp như sau :

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về phân tích tài chính, phòng ngừa rủi ro, đánh giá các biến động của nền kinh tế, các chính sách nhà nước mới ban hành.

- Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng mới ra trường cần được bố trí tiếp xúc với thực tế công việc để xử lý các tình huống, các vấn đề cụ thể, tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ tín dụng mới.

- Trang bị cho cán bộ tín dụng những kỹ năng nhất định trong giao tiếp cũng như marketing ngân hàng để có thể tiếp thị, thu hút khách hàng đến với ngân hàng.

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức để cán bộ tín dụng nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình.

- Có các chế độ khen thưởng, đề bạt cán bộ tín dụng, sự quan tâm động viên của lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ tín dụng để họ có thể tận tâm với công việc.

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay

Trong quy trình tín dụng trung, dài hạn, bước thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án là quan trọng nhất, giúp ngân hàng đưa ra quyết định có hay không tài trợ cho dự án.

Quá trình thực hiện thẩm định phải được tiêu chuẩn hóa, giúp cho việc thẩm định được thống nhất, khoa học, đảm bảo kiểm soát được hoạt động nghiệp vụ, phòng ngừa hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Việc thẩm định dự án phải được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để đối chiếu, đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin, từ đó xử lý các thông tin hiệu quả.

Thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng tài trợ của dự án, các khía cạnh về hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế cũng phải được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án.

Ngân hàng phải thẩm định tư cách pháp lý, khả năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, rủi ro của dự án…

Trong thời gian qua, chất lượng thẩm định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội còn nhiều hạn chế, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, đặc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội.doc (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w