Nghiên cứu thị trờng dệt may EU

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thị trường may mặc sang EU của công ty may Lạc Trung.DOC (Trang 40 - 42)

III. Thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu của xí nghiệp

1. Nghiên cứu thị trờng dệt may EU

1.1. Mức nhập khẩu hàng dệt may của EU.

Khi nói đến thị trờng hàng dệt may nói chung hay hàng may mặc nói riêng, ngời ta nghĩ ngay đến thị trờng EU. Đây là trung tâm tạo mốt thời trang nổi tiếng trên thế giới, với các tên tuổi nổi tiếnt mà ai cũng biết nh Pari, Pháp, Milan, Italy. Với 15 quốc gia và dân số trên 380 triệu ngời, EU trở thành thị tr- ờng tiêu thụ hàng dệt may lớn của thế giới cả về số lợng và chủng loại sản phẩm.

Bảng 10: Mức tiêu dùng hàng dệt may của EU năm 2002

Chỉ tiêu Đơn vị Số lợng

+ Dân số Tr. Ngời 380

+ Mức thu nhập bình quân tháng USD/tháng 1500

+ Mức tiêu hao Kg vải/ngời/năm 17

+ Tổng giá trị hàng may mặc nhập khẩu Tỷ USD 152

(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Châu âu) Ta thấy rằng mức tiêu thụ vải của ngời dân EU rất cao khoảng 17 kg/ng- ời/năm. Thu nhập bình quân của ngời EU là khoảng 1500USD/tháng. Đây là thị trờng lớn tiềm năng cho các nhà xuất khẩu hàng may mặc khai thác. Trong thời kỳ từ năm 1990 đến 1998, mức nhập khẩu hàng dệt may của thị trờng EU bình quân khoảng 60 tỷ USD một năm trong đó 10 – 15% là tiêu dùng thuần tuý, còn lại 85 – 90% là sử dụng theo mốt.

Năm 1990 thị trờng EU nhập khẩu 45,3 tỷ USD hàng dệt may, trong đó hàng dệt là 15,1 tỷ còn lại 30,2 tỷ USD là hàng may mặc. Đến năm 1998 EU nhập khẩu 82,5 tỷ USD hàng dệt may, tăng gần gấp đôi so với năm 1990, trong

đó hàng dệt là 35,3 tỷ USD (chiếm 22% mức nhập khẩu thế thới) và hàng may là 47,2 tỷ USD (chiếm 31% mức nhập khẩu của thế giới).

Năm 2002, theo thống kê của tổ chức thơng mại thế giới (WTO), thị trờng EU nhập khẩu trên 167 tỷ USD hàng dệt may, trong đó hàng may mặc sẵn chiếm tới 97 tỷ USD, qua những số liệu thống kê trên cho thấy, nhu cầu tiêu dùng ở thị trờng EU là rất lớn và có xu hớng ngày càng gia tăng vì nhu cầu chạy theo mốt ở các nớc này rất cao. Tuy nhiên, chi phí sản xuất hàng may mặc, những tiêu chuẩn về môi trờng xã hội rất cao, đặc biệt là giá công lao động. Vì vậy nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc của thị trờng EU chủ yếu đợc đáp ứng bằng nhập khẩu.

Trong thị trờng EU, Đức là quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất. Với mức tiêu dùng 18,5 kg vải/ngời/năm và dân số gần 70 triệu ngời, hàng năm thị trờng này nhập khẩu khoảng 35 tỷ USD hàng dệt may trong đó chủ yếu là hàng may mặc. Quốc gia đứng thứ 2 về nhập khẩu hàng may mặc là Pháp. Với mức tiêu dùng 18 kg vải/ngời/năm, thị trờng này cũng nhập khẩu với giá trị t- ơng đối lớn hàng dệt may, khoảng 17 tỷ USD. Tiếp theo là thị trờng Anh, Italy, Bỉ, Hà Lan .…

1.2. Dự báo cung cầu và giá cả thị trờng dệt may EU.

Trong năm 2002, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hởng đến ngành dệt may thế giới, nhng với thị trờng EU mức chi tiêu cho nhóm hàng này vẫn tăng. Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hớng tiêu dùng của mặt hàng này tăng tiếp tục do 4 yếu tố: mức chi tiêu, sự thay đổi thời gian làm việc, đặc điểm nhân khẩu học và sự gia tăng mức nhập khẩu. Lứa tuổi dới 14 ở các n- ớc EU chiếm từ 13 – 15%, họ chi tiêu nhiều hơn so với trớc đây và tỷ lệ dành cho mua sắm cũng tơng đối lớn. Họ cũng bắt đầu chú trọng đến những loại quần áo hợp thời trang và đồ hiệu. Lứa tuổi 15 – 64 chiếm từ 63 – 75% tổng dân số và sẽ tăng lên. Họ có xu hớng dành tỷ lệ chi tiêu lớn hơn cho mua nhà, chi phí học tập của con cái và các khoản tiết kiệm khi về hu. Sự cắt giảm tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm quần áo buộc họ phải tìm kiếm những sản phẩm một mặt vẫn đáp ứng đợc các giá trị mà họ mong muốn, mặt khác nó phải phù hợp với khoản tiền đã dự định chi tiền. Mặc dù vậy, họ vẫn là nhóm ngời chiếm tỷ lệ lớn

trong tổng mức tiêu thụ quần áo. Sự gia tăng số lợng ngời ở lứa tuổi trên 65 cũng là 1 dấu hiệu tốt cho các nhà sản xuất hàng may mặc. Nhóm ngời này ít quan tâm đến thời trang và chú ý nhiều đến sự thoả mái tiện dụng, phù hợp với lối sống và hoạt động của họ.

Hiện nay, sự thay đổi quy luật trong công sở và thói quen làm việc cũng ảnh hởng đến ngành dệt may. Gần đây, ngày càng có nhiều Công ty chấp nhận cho nhân viên mặc quần áo tự do thay vì đồng phục, cùng với sự gia tăng về số ngời làm việc tại nhà sẽ tạo ra sự thay đổi trong ngành sản xuất quần áo. Xu h- ớng mặc quần áo theo phong cách tự do làm tăng cầu với các loại quần áo th- ờng, áo thun. Xu hớng này đợc dự báo là sẽ còn tiếp tục phát triển.

Ngành dệt may hiện nay là lĩnh vực đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới vì vậy họ sẽ không bỏ qua cơ hội đầu t và phát triển lĩnh vực này, đặc biệt là sau khi hệ thống hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may hết hiệu lực vào cuối năm 2004. Điều đó sẽ làm cho cuộc cạnh tranh toàn cầu về hàng may mặc càng trở nên gay gắt hơn, giá cả có xu hớng giảm đi. Mặt khác, các nhà nhập khẩu rẻ bằng cách này hay cách khác, họ có cố gắng hạ giá thành tới mức thấp nhất tại cơ sở gia công. Trong khi đó, Châu á là khu vực chiếm tỷ trọng khá lớn về xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, giá gia công tại đây khá rẻ. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hởng tới việc giảm giá cả sản phẩm may mặc trên thị trờng EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing đẩy mạnh xuất khẩu thị trường may mặc sang EU của công ty may Lạc Trung.DOC (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w