Axit glutamic D.axit β-amino propionic.

Một phần của tài liệu De cuong hoa 12 (Trang 43 - 45)

C – NÂNG CAO

Dạng 4: thủy phân polipeptit

Câu 491: Bratđikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptitit có công thức: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn nonapeptit này thu được tối đa bao nhiêu tripeptit chứa Phenylalanin (Phe) ?

A. 6 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 492: Khi thủy phân hoàn toàn 1mol pentapeptit thu được 3mol glixin, 1mol alanin, 1mol phenylalanin (Phe). Khi thủy phân không hoàn toàn

pentapeptit nói trên cho hỗn hợp đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala mà không thấy có Phe-Gly. Công thức cấu tạo của pentapeptit này là

A. Gly-Gly-Gly-Phe-Ala. B. Gly-Gly-Gly-Ala-Phe. C. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe. D. Gly-Phe-Ala-Gly-Gly.

Câu 493: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 90,6. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44.

Câu 494: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ 1 aminoaxit X mạch hở, phân tử có một nhóm –NH2. Phần trăm khối lượng của Nitơ trong X là 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1 : 1) rong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 6,42 gam đipeptit và 3,75 gam X. Gía trị của m là

A. 8,389 B. 58,725 C. 5,58 D. 9,315

Câu 495: Đipeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 16 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 25,1 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2 ? A. 3,75 mol. B. 3,25 mol. C. 4,00 mol. D. 3,65 mol.  Dạng 4: Bài tập tổng hợp

Câu 496: X là chất hữu cơ chứa C, H, O, N có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. X tác dụng cả NaOH, cả HCl. Biết %C; %H; %N (theo khối lượng) trong X lần lượt là 40,449%; 7,865% và 15,73%. Khi cho 4,45 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đung nóng được 4,85 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là

A. H2N – CH2 – COO – CH3 B. H2N – CH2 – COONH4C. H2N – CH2 – CH2 – COOH D. H2N – CH2 – COO – C2H5 C. H2N – CH2 – CH2 – COOH D. H2N – CH2 – COO – C2H5 Câu 497: Phân tử khối của một protit trong lông cừu có hàm lượng lưu huỳnh đạt 0,16% là bao nhiêu ? Giả sử mỗi phân tử protit này chỉ chứa một nguyên tử lưu huỳnh

A. 20.000 B. 512 C. 200 D. 51,2

Câu 498: Biết hàm lượng sắt trong hemoglobin là 0,4%. Vậy phân tử khối của hemoglobin là bao nhiêu ? Cho biết mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt.

A.14000 B. 22400 C. 560 D. 140

Câu 499: A là một amino axit. 0,02 mol A phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch HCl 0,125M cho ra 3,67 gam muối. Mặt khác 4,41 gam A tác dụng với NaOH vừa đủ tạo 5,73 gam muối khan. A có công thức phân tử là

A. C5H9O4N B. C8H5O2N C. C4H7O4N2 D. C3H7O2NCâu 500: Insulin (dùng chữa bệnh tiểu đường) có chứa 3,2% S (về khối Câu 500: Insulin (dùng chữa bệnh tiểu đường) có chứa 3,2% S (về khối lượng). Thủy phân hoàn toàn 1 mol insulin được 6 mol xistein:

HSCH2 CH  COOH (Xistein) NH2

(các amino axit còn lại đều không chứa lưu huỳnh). Khối lượng phân tử của isulin là:

A. 6000B. 1000 C. 36000 D. 12000

Câu 501: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 16,092%. Số đồng phân amin bậc 2 thỏa mãn điều kiện trên là

A. 8. B. 4. C. 9. D. 6.

Câu 502: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,1 mol glixin và 0,2 mol alanin thì khối lượng đipetit cực đại có thể thu được là

A. 25,3 gam B. 19,9 gam C. 22,6 gam D. 20 gam

CHƯƠNG 4: POLIME – VẬT LIỆU POLIME

A - LÝ THUYẾT

Câu 503: Polivinyl clorua có công thức là A. (-CH2-CHCl-)2. B. (-CH2-CH2-)n.

C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n.

Câu 504: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. stiren. B. isopren. C. propen. D. toluen. Câu 505: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. propan. B. propen. C. etan. D. toluen.

Câu 506: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng

A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. Câu 507: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là

A. polivinyl clorua. B. polietilen. C. polimetyl metacrylat. D. polistiren.

Câu 508: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)? A. CH2=CH-COOCH3. B. CH2=CH-OCOCH3.

Một phần của tài liệu De cuong hoa 12 (Trang 43 - 45)