Các bước tiến hành đóng va

Một phần của tài liệu Phuong phap day hoc tic cuc (Trang 25 - 26)

a. Nhóm đồng việc (chung một công việc)

2.4.2.4. Các bước tiến hành đóng va

Lưu ý :

 Đối với HS đã có kinh nghiệm thì khi bắt đầu vào học có thể cho họ đóng vai để GV chỉ cho họ thấy những điểm được và chưa được trong vai diễn.

 Đối với HS chưa từng trải trong lĩnh vực liên quan thì chỉ thực hiện phương pháp đóng vai sau khi đã trang bị cho họ một số kiến thức nhất định.

 Các vai diễn phải phù hợp với nội dung giảng dạy, có sự liên kết chặt chẽ với thực tiễn của người học. Học sinh phải là người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà tình huống đặt ra. Bên cạnh đó, có thể có vai diễn thuộc lĩnh vực mà HS chưa từng làm nhưng sẽ làm trong tương lai cũng buộc họ phải nhập vai. Điều này giúp cho họ có khả năng ứng xử trong những tình huống mới sắp tới.

 Khi đóng vai cần đề cập đến các quan điểm khác nhau với các nhận xét khác nhau và rút ra kết luận. Trong khi thể hiện vai diễn, người học có khả năng, giải pháp khác nhau và đạt được các kết quả khác nhau. GV xử lý những nhận xét, đánh giá của người quan sát.

 Khi GV quyết định áp dụng phương pháp đóng vai trong buổi học, nhóm học tập dàn dựng một pha diễn. Đóng vai có thể thực hiện 3 đoạn sau:

Bước 1: Chuẩn bị vai diễn

 Giới thiệu tổng thể: Người diễn phải được chuẩn bị mọi điều kiện có thể cho vai diễn của mình. Khán giả với tư cách là người quan sát cũng cần tư thế chuẩn bị quan sát.

 Phác thảo tình huống: Theo HS tự chọn hoặc GV định hướng, chỉ dẫn cho họ  Chuẩn bị kịch bản: GV cần phân vai rõ ràng. Mỗi người tham gia đóng vai có

thể tự chọn cho mình một kịch bản hoặc được nhận một kịch bản (bản viết), trong đó có nội dung cụ thể.

Ví dụ: Trong giờ làm bài kiểm tra 1 tiết, bạn ngồi bên cạnh không làm được bài và yêu cầu em giúp đỡ. Trong khi đó, em vẫn chưa làm xong bài của mình. Em xử lý vấn đề này như thế nào?

(Người quan sát hãy đánh giá vai diễn, cách ứng xử của hai học sinh này)

 Phân vai: Dựa vào kịch bản và khả năng tự nhận vai của HS, mỗi người tự thử một vai trong nhóm đóng vai cho phù hợp. Ai nhận vai nào? Nếu không có sự tự nguyện nhập cuộc thì GV cần chỉ định.

 Cư xử như thế nào? đọc kịch bản.

 Vai trò khán giả của người không diễn: Nhiệm vụ quan sát và nhận xét

Bước 2: Thực hiện vai diễn

 Thông thường, vai diễn kéo dài khoảng 5 – 10 phút. Tất nhiên, nó phụ thuộc vào kịch bản lựa chọn. GV đóng vai là người đạo diễn chính.

Những người quan sát xem các vai diễn thể hiện như thế nào với các vấn đề sau :  Các vai diễn đã thực sự nhập cuộc chưa?

 Có đúng nội dung kịch bản không?

 Có hợp tác để tìm ra giải pháp hay xung đôt?  Có căng thăng và đầy kịch tích không?

 Các khả năng đưa ra giải pháp có hợp lý không?

 Quyết định giải quyết vấn đề của các vai diễn có sát với thực tế không?  Giải pháp đề xuất trong vai diễn có thể áp dụng được trong thực tế không?

Bước 3: Đánh giá

 Những người tham gia bình luận: trao đổi đánh giá, góp ý và rút ra các giải pháp hoặc các cách ứng xử, giải quyết vấn đề trong các tình huống cụ thể.

 Giáo viên tổng hợp, đánh giá, kết luận đúng sai, căn cứ lý thuyết đã học để nhận xét, nếu thực sự tình huống đó diễn ra trong thực tế thì giải quyết, giao tiếp như vậy đã được chưa?

 Giáo viên có thể chiếu lại video, để các vai diễn rút ra các khuyết điểm của mình trong thể hiện.

 Giáo viên đưa ra giải pháp thiết thực nhất cho tình huống đóng vai.

Một phần của tài liệu Phuong phap day hoc tic cuc (Trang 25 - 26)

w