a. Nhóm đồng việc (chung một công việc)
2.4.3.4. Thực hiện phương pháp tình huống
Để thực hiện tốt phương pháp tình huống, một bước quan trọng không thể thiếu đối với GV là bước chuẩn bị, đặc biệt với các giáo viên sử dụng tình huống có sẵn.
a. Bước chuẩn bị:
Trong bước chuẩn bị, GV phải:
Đưa ra được mục tiêu giảng dạy cụ thể mà thông qua tình huống muốn đạt được Nghiên cứu kỹ các thông tin trong tình huống, lựa chọn các thông tin hữu ích. Xem xét trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm mà HS cần phải có để có thể giải quyết
tình huống.
Chuẩn bị các câu hỏi để hướng dẫn HS nghiên cứu và phân tích tình huống một cách có phương pháp, không lạc hướng.
Chuẩn bị các câu hỏi để khuyến khích HS thảo luận trên lớp.
Chuẩn bị cho tiến trình trên lớp, lập kế hoạc thời gian cho việc tìm hiểu tình huống, thảo luận nhóm, trình bày, thảo luận trên lớp.
Ghi lại những dự đoán của GV về các tình huống có thể xảy ra trên lớp, hoặc những tình huống đã xảy ra trong quá khứ.
b. Bước thực hiện
Muốn thực hiện thành công phương pháp tình huống, ngoài những hiểu biết sâu về tình huống, GV cần có những kỹ năng của những phương pháp giảng dạy khác như làm việc nhóm, thảo luận...
Sau khi đã chuẩn bị lập kế hoạch cho giảng dạy bằng tình huống, GV thực hiện những bước sau:
* Giới thiệu tình huống
Cung cấp thông tin về tình huống bằng cách phát tài liệu về tình huống, qua băng video, giấy khổ rộng, nói trên lớp hoặc yêu cầu các HS đóng vai (xem thêm phương pháp đóng vai).
* Làm việc độc lập
Dành thời gian để từng học viên đọc, tìm hiểu về tình huống. Tùy theo mục tiêu giảng dạy, độ phức tạp của tình huống và quy mô lớp học để quyết định thời gian.
GV cần phải bảo đảm rằng các học viên của mình đã hiểu rõ về tình huống. Sau khi tìm hiểu về tình huống, HS phải có khả năng miêu tả, đánh giá thông tin, tìm ra những thông tin quan trọng hoặc có thiếu trong tình huống.
GV có thể đưa ra những chủ đề mới, tạo cơ hội để HS suy nghĩ rộng hơn nội dung của môn học nhằm thu hút sự chú ý và mở rộng kinh nghiệm của họ.
* Làm việc nhóm
Chia HS viên thành nhóm để thảo luận tình huống.
Nêu rõ nhiệm vụ mà nhóm cần phải hoàn thành, thời gian và cách thức làm việc nhóm.
Nhiệm vụ của các HS khi làm việc nhóm có thể là xác định, miêu tả vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân cơ bản của vấn đề, các mối quan hệ giữa các vấn đề trong tình huống và đề xuất những giải pháp thay thế đối với vấn đề đã xác định được và dự đoán kết quả của các giải pháp.
Khi HS làm việc nhóm, GV cần đi đến từng nhóm để theo dõi xem HS có đi đúng hướng, có cần giúp đỡ hay không.
* Thảo luận cả lớp
Các nhóm sẽ trình bày kết quả làm việc nhóm của mình. GV có thể quyết định cách trình bày phù hợp dựa vào khả năng về phương tiện vật chất, thời gian. Cả lớp sẽ thảo luận về các ý kiến đã được trình bày. Sự thành công của cuộc
thảo luận mở này sẽ quyết định rất lớn thành công của phương pháp tình huống. GV cần chuẩn bị để thúc cuộc thảo luận chứ không chỉ đạo, áp đặt cuộc thảo
luận.
GV cần chuẩn bị tinh thần sẽ gặp những nhóm thiếu nhiệt tình, hoặc không sẵn sàng tham gia. Việc dự đoán các phản ứng của HS đối với tình huống sẽ giúp GV hình dung cách thức trình bày, đưa ra những câu hỏi hướng dẫn, cung cấp thêm những thông tin bổ trợ để bảo đảm việc thảo luận thành công.
Khi HS thảo luận, GV có thể ghi chép lại, tóm tắt những gì đã đạt được, đưa những câu hỏi hướng HS chuyển tới các mục tiêu khác của tình huống.
GV kết thúc cuộc thảo luận bằng nhiều cách:
Có thể yêu cầu HS tóm tắt những gì mà họ cho là những vấn đề quan trọng nhất hoặc hỏi HS họ đã đạt được những kinh nghiệm gì qua tình huống.
GV có thể đưa ra những tóm tắt của mình về tình huống gồm những thông tin, yếu tố, những vấn đề quan trọng nhất.