IV TIẾN TRÌNH HOẠT Đ NGÔ
2. Tính hiện thực trong mĩ thuật thời Trần
– GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời :
+ Vì sao nói mĩ thuật thời Trần giàu chất hiện thực hơn mĩ thuật thời Lí ? + Điều này đã tạo nên đặc điểm gì của mĩ thuật thời Trần ?
Lưu ý : Đây là câu hỏi khó, HS có thể chưa trả lời được ngay, GV cần dẫn dắt, gợi mở, nêu ví dụ minh hoạ về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội của các vương triều phong kiến, giúp HS kết nối thông tin, tìm logic… để hình thành tư duy phản biện. Sau đó, GV tiếp tục nêu vấn đề :
+ Thông qua các hình tượng nghệ thuật, người xem có thể hiểu được bối cảnh xã hội hay không ? Vì sao ?
+ Những hình ảnh như cảnh nhạc công, người chim, hình rồng ở chùa Thái Lạc, Hưng Yên,… có giải thích được chất hiện thực trong nghệ thuật tạo hình thời kì này hay không ?
– Tìm hiểu thông tin về mĩ thuật thời Trần từ cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long.
– Sưu tầm thêm các hoạ tiết là hoa sen, hoa cúc,… tạo ngân hàng hình ảnh phục vụ học tập.
– Sưu tập thông tin về đình làng cổ Việt Nam, tìm hiểu giá trị nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc.
– Từ thông tin đã biết về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc thời Lí, thời Trần, liên hệ với kiến trúc đình làng, chùa chiền ở địa phương, hãy tự lập bảng so sánh và rút ra kết luận.
– Tạo chuyên đề cá nhân (ví dụ : chuyên đề về Kiến trúc cổ quê hương), tìm hiểu thông tin từ người thân, gia đình, cộng đồng về những ngôi chùa cổ ở địa phương, ghi chép và hoàn thiện nội dung.
– GV có thể tổ chức trò chơi dân gian cho HS : kéo co, nhảy dây, chơi ô ăn quan, chơi thả diều…
– GV cũng có thể tổ chức cho HS quan sát bố cục một số bức chạm khắc dân gian, ý tưởng tạo hình, những trò chơi dân gian được thể hiện trên một số tác phẩm nghệ thuật ở đình, chùa tại địa phương... hoặc trên tư liệu tranh ảnh để nhận thấy bố cục chặt chẽ, ý tưởng phong phú của mĩ thuật thời Trần, khuyến khích HS vận dụng hiểu biết để vẽ tranh.