V HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ À PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC A HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
2. Học sinh tìm hiểu cách vẽ tranh đề tài “Cuộc sống quanh em”
HS tìm hiểu nội dung II (SGK, trang 102,103) và xem hình ảnh minh hoạ trong ĐDDH, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, bổ sung (nếu cần) :
+ Nêu các bước vẽ tranh đề tài. Vận dụng cụ thể vào tranh “Cuộc sống quanh em”. + Nêu những điểm cần lưu ý khi tiến hành từng bước vẽ tranh.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và trao đổi bổ sung. GV chốt lại nội dung và cách thức tiến hành bài vẽ tranh đề tài, song cần nhấn mạnh về bước “Tìm và chọn đề tài” ở nội dung bài học này.
–Suy nghĩ để chọn nội dung đề tài
–Chú ý tới hình ảnh nhóm chính, nhóm phụ.
–Hoạt động diễn ra ở đâu ?
–Màu sắc và độ đậm nhạt của màu (như thế nào ?)
+ Hình ảnh trong tranh cần thể hiện được các hoạt động của chủ đề.
+ Các hình mảng chính, phụ được quy vào các mảng to, nhỏ khác nhau. Sắp xếp mảng chính, mảng phụ để làm rõ trọng tâm tranh, sao cho hài hoà, không bị đều nhau,
không lặp lại, dàn trải hoặc rối mắt.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Vẽ tranh
2. Đánh giá kết quả học tập
– Sau hoạt động thực hành, GV cho HS tham gia treo bài, nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
– GV yêu cầu HS đánh giá kết quả theo các tiêu chí : + Cách chọn nội dung hoạt động
+ Cách sắp xếp hình ảnhbố cục + Cách vẽ hình, vẽ màu
– Đại diện các nhóm tự nêu nhận xét, đánh giá của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– GV đánh giá các bài của từng nhóm và đánh giá chung. Kết thúc hoạt động này, GV sẽ trao đổi với HS để được bổ sung, uốn nắn những kĩ năng còn chưa tốt.
Chọn một trong các hình thức sau :
1. Sử dụng nguyên liệu sẵn có thể hiện bài vẽ (phế liệu, xé dán,...). 2. Tổ chức vẽ các hoạt động đang diễn ra xung quanh.
1. Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi và các hoạ sĩ vẽ về các hoạt động thường ngày.
2. Viết cảm nhận về một bức tranh/ hình ảnh cụ thể có nội dung về cuộc sống quanh ta.
3. Khai thác các tư liệu sẵn có trên mạng, sách báo, tạp chí, tranh của các bạn HS và các hoạ sĩ để nhận biết thêm hoạt động diễn ra xung quanh được thể hiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực tuỳ theo mức độ, trình độ của HS từng địa phương.
V - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCA. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP A. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
GV có thể đưa ra các dạng câu hỏi gợi ý dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Câu hỏi tự luận
Câu 1 : Nêu các bước thực hiện bài vẽ tranh theo đề tài. Nêu các bước vẽ tranh phong cảnh.
Câu 2 : Hãy nêu những điểm đạt và chưa đạt trong bài vẽ tranh phong cảnh của em.
– Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1 : Khi tiến hành tìm bố cục trong tranh phong cảnh, điểm nào phải chú ý đầu tiên ?
a. Vẽ màu. b. Vẽ hình chi tiết. c. Vẽ phác mảng chính, mảng phụ. d. Hoàn chỉnh bài vẽ.
Câu 2 : Khi vẽ màu, điểm nào dưới đây cần được lưu ý thực hiện ?
a. Vẽ đúng như màu thực tế. b. Vẽ màu theo cách nhìn, cách cảm nhận. c. Vẽ màu phải tươi tắn. d. Vẽ màu phải đều, gọn gàng.
Câu 3 : Khi đánh giá tranh phong cảnh cần tránh điều gì ? a. Bố cục hình mảng phù hợp, đúng trọng tâm.
b. Vẽ màu theo cảm nhận riêng, trong sáng, phù hợp với tính chất phong cảnh trong thiên nhiên.
c. Toàn bộ bức tranh phải sạch sẽ, gọn gàng, sắc nét. d. Tất cả các ý trên.
B. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ