IV TIẾN TRÌNH HOẠT Đ NGÔ
VẼ TRANH TRÒ CHƠI DÂN GIAN (2 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGHOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
– GV yêu cầu HS tìm nội dung ý tưởng phù hợp với các trò chơi dân gian (ví dụ : Chơi ô ăn quan ; Bịt mắt bắt dê ; Thả diều,… ) ; trao đổi với bạn về lựa chọn ý tưởng của mình.
– Tham khảo tranh vẽ của các hoạ sĩ : Nguyễn Phan Chánh, Lê Phàn, tranh dân gian và tranh vẽ của thiếu nhi về đề tài này (trang 138 – SGK).
2. Cách vẽ
– GV yêu cầu HS tìm hiểu cách vẽ trong SGK (trang 139) ; tham khảo cách vẽ của tranh dân gian, cách thức xây dựng bố cục, tạo hình khoẻ khoắn của mĩ thuật thời Trần,… để : + Xác định trò chơi định vẽ (vẽ trò chơi dân gian nào)
+ Tìm bố cục (mảng hình chính, phụ)
+ Vẽ hình vào mảng (mảng hình nào là chính)
+ Vẽ màu cho phù hợp với nội dung (màu tươi sáng, phù hợp với nội dung trò chơi) – Lưu ý : Cảnh quan cần thích hợp với mỗi trò chơi ; cần lựa chọn hình ảnh phù hợp với trò chơi định vẽ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV lưu ý HS :
+ Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân lao động, nó đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của con người.
+ Trò chơi dân gian thể hiện rõ tính vùng miền, phù hợp với điều kiện địa lí và phong tục tập quán địa phương.
+ Một số trò chơi dân gian : Đấu vật, Múa rồng, Chơi ô ăn quan, Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê, Thả diều,… được nhân dân yêu thích và lưu truyền tới ngày nay.
– Vẽ một bức tranh về đề tài Trò chơi dân gian. – Khổ giấy A3 hoặc A4.
– Chất liệu, màu sắc : tự chọn. Có thể xé dán hoặc ghép các chất liệu trong quá trình thực hành.
– Tìm hiểu mối liên hệ giữa trò chơi với đặc thù vùng miền (điều kiện địa lí, thời tiết, phong tục tập quán địa phương…), bổ sung nhận thức, trau dồi vốn sống.
– Có thể vận dụng phong cách thể hiện dân gian, chất liệu dân gian, thể hiện nội dung trò chơi dân gian… để tạo sự đồng nhất cho bức tranh. Hoặc vận dụng cách vẽ và khai thác vào một nội dung trò chơi khác để vẽ, xé dán, nặn tạo hình về một trò chơi dân gian theo nhóm.
– Trao đổi thông tin với bạn bè, người thân, cộng đồng, tìm hiểu về các trò chơi truyền thống của địa phương (thời gian tổ chức trò chơi, ý nghĩa của trò chơi, cách chơi…).
– Thực hiện các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề :
+ Phối hợp với đoàn thể, tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội tại địa phương, các ngày Tết thiếu nhi ; trong trường học, sinh hoạt Sao nhi đồng,… tạo không gian vui chơi lành mạnh trong cộng đồng.
+ Tham gia các hoạt động trò chơi dân gian khi có yêu cầu. Có thể góp ý xây dựng để trò chơi hấp dẫn và an toàn hơn.