IV TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
4. Tìm hiểu cách vẽ màu
Trao đổi, thảo luận về vẽ màu (trên cơ sở của mẫu). Lưu ý : + Nhìn mẫu để tìm hoà sắc chung và các độ đậm nhạt.
+ Tìm và vẽ các mảng màu (nên vẽ các mảng màu lớn trước, mảng nhỏ sau). + Tìm tương quan giữa các màu để màu sắc không tách biệt.
+ Điều chỉnh độ đậm nhạt sao cho giống mẫu.
–HS lựa chọn mẫu theo ý thích, ngồi vẽ theo nhóm/cá nhân :
+ Vẽ hình nhóm mẫu.
+ Lựa chọn chất liệu màu theo khả năng : màu sáp, màu bột, màu dạ…
+ Khổ giấy A3 hoặc A4.
–Yêu cầu : Vẽ hình và màu, hoàn thành bức tranh tĩnh vật.
–Tìm hiểu cách thể hiện khác nhau về phong cách, vẽ màu, cách sắp xếp bố cục, lựa chọn hoa quả, đồ vật… ở các bức tranh tĩnh vật, bổ sung nhận thức.
–So sánh tranh tĩnh vật với ảnh chụp tĩnh vật (hoa quả, đồ vật). Cảm thụ và phát biểu ý kiến riêng.
–Sử dụng chất liệu : vẽ màu, xé dán, đất nặn hoặc phối hợp các chất liệu, tự sắp xếp các đồ vật theo ý thích tạo bức tranh tĩnh vật trang trí gia đình (có thể chỉ vẽ đen trắng).
–Quan sát hoa quả bốn mùa tìm đặc điểm riêng của chúng, phục vụ học tập.
–Sưu tầm tranh tĩnh vật, tạo chuyên đề về tranh tĩnh vật theo mùa, theo đặc thù vùng miền, thực hiện ý tưởng tìm hiểu bốn mùa trên quê hương qua tranh tĩnh vật.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
–Chia sẻ với bạn bè, người thân những bức tranh tĩnh vật đã sưu tầm.
–Khơi gợi niềm tự hào về quê hương thông qua các sản phẩm tự nhiên.
–Hướng dẫn các em nhỏ sử dụng các nguyên liệu như: hoa, lá (đã sấy khô), đất sét, mo cau, sỏi, các loại hạt… để tạo tranh tĩnh vật.