▪ Cải biến thị trường: Cố gắng duy trì sức tiêu thụ trên thị trường hiện có, khai thác thị trường mới
· Tăng số người tiêu dùng: thay đổi thái độ của các KH chưa sử dụng sản phẩm, giành KH của đối thủ cạnh tranh, tấn công vào những thị trường mới.
· Tăng số lần sử dụng: làm cho KH sử dụng sản phẩm đó nhiều lần hơn; tăng mức sử dụng mỗi lần, thuyết phục KH sử dụng sp theo nhiều cách khác nhau
▪ Cải biến sản phẩm: Thu hẹp, ổn định chủng loại sản phẩm, cải tiến các sản phẩm sẵn có
· Cải biến chất lượng SP, nâng cao tính năng của sản phẩm (như độ bền, độ tin cậy, tốc độ, hương vị,…)
· Cải tiến tính chất: bổ sung thêm tính chất mới làm tăng thêm công dụng, mức độ an toàn hay thuận tiện của sản phẩm (như kích cỡ, trọng lượng, vật liệu,…)
· Cải tiến kiểu dáng: làm tăng tính hấp dẫn về thẩm mỹ của sp. ▪ Cải tiến marketing mix:
· Cải biến phân phối: củng cố kênh phân phối hiện tại, mở rộng hệ thống phân phối tới các kênh không lường tới.
· Cải tiến xúc tiến hỗn hợp: Xây dựng tính cách nhãn hiệu, nhấn mạnh lợi ích và dự khác biệt của nhã hiệu.
· Kích thích tiêu thụ: giảm giá, khuyến mãi, tăng cường dịch vụ hậu mãi, CSKH,... · Bán hàng trực tiếp
4.Giai đoạn suy thoái: Có sự thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng hoặc có sản phẩm
thay thế
- Đặc điểm
▪ Thị trường:
· Khách hàng : Thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng, chi phí trên mỗi khách hàng thấp · Hệ thống phân phối gặp khó khăn
· Có thể xuất hiện sản phẩm cạnh tranh thay thế nhưng nhìn chung cạnh tranh giảm.
▪ Doanh nghiệp: vị thế cạnh tranh giảm, khối lượng, doanh thu, lợi nhuận giảm, thậm chí xuất hiện lỗ. Ảnh hưởng đến kinh tế, uy tín của DN.